Trồng Rau Bò Khai Cho Thu Nhập Cao

Hiện nay, bà con dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn đang trồng và nhân rộng giống rau bò khai trong các vườn rừng. Ðây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân.
Ðiển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Dương, ở tổ 13, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Ðồn. Năm 2008, nhà chị ươm khoảng 100 gốc. Sau tám tháng, cây sinh trưởng tốt, cho sản phẩm ổn định. Mỗi ki-lô-gam rau bò khai được bán với giá từ 30 đến 40 nghìn đồng. Với khoảng 200 gốc rau bò khai hiện có, mỗi tháng gia đình chị Dương có thu nhập khoảng bốn triệu đồng.
Ðây là số tiền lớn đối với một hộ dân vùng miền núi phía bắc. Không chỉ riêng gia đình chị Dương, mà nhiều hộ dân nơi đây cũng nhờ trồng rau bò khai mà có tiền đầu tư phát triển kinh tế hộ, lo cho con cái ăn học và mua sắm được nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình. Phần lớn các hộ gia đình cho biết sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng rau bò khai.
Thị trường tiêu thụ rau bò khai hiện cũng khá ổn định và có xu hướng được mở rộng do loại rau này không chỉ phục vụ bữa ăn cho người dân địa phương mà còn là sản phẩm nông nghiệp được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà mang về.
Ngoài ra, cây rau bò khai còn có một lợi thế nữa là dễ trồng, ít sâu bệnh. Sau khi giâm cành 20 ngày là phát triển rễ cây, khoảng hai tháng có thể đem trồng.
Ðể có nhiều ngọn non, vào tháng 10 âm lịch cần phát các cành già. Loại cây này dễ nhân giống, chỉ cần cắt đoạn hom dài từ 5 đến 7 cm (thường gồm ba đốt) rồi nhúng đoạn cành muốn giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, sau đó đem giâm trên luống đất đã khử trùng (độ sâu khoảng một phần ba chiều dài đoạn hom), hoặc giâm vào bầu, thành phần đất bầu là 90% đất, 1% vi sinh, nếu có phân chuồng ủ hoại là tốt nhất.
Cây rau bò khai có chu kỳ thu hoạch nhanh và thời gian thu hoạch kéo dài. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ cần cách từ 3 đến 5 ngày là được một đợt hái ngọn, thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài khoảng từ 8 đến 9 tháng trong năm (chỉ trừ những tháng lạnh nhất của mùa đông).
Có thể bạn quan tâm

Ông Robert Zeigler, Tổng Giám đốc IRRI khẳng định, SXNN của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn khi đóng góp của nông nghiệp vào GDP đang có dấu hiệu giảm nhưng nếu tái cấu trúc đúng cách và có giải pháp phù hợp chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra kim ngạch XK và chiếm vị thế cao trong nền kinh tế.

Đầu ra cho nông sản Việt vẫn luôn là một bài toán khó cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và người nông dân. Điệp khúc được mùa mất giá, cảnh nông sản đến mùa thu hoạch không có người mua tái diễn: hàng trăm xe dưa hấu tắc nghẽn ở biên giới, dưa hấu đổ bỏ cho gia súc ăn, thanh long cho bò ăn chán chê rồi đành vứt bỏ… nông sản rớt giá khiến người nông dân điêu đứng.

Nho là cây trồng đặc trưng có thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân Ninh Thuận. Đã có không ít nông dân Ninh Thuận bằng nỗ lực, cần cù và sáng tạo trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thành công từ nghề trồng nho và từng bước làm giàu từ cây nho.

Diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại trên 70% trong 06 tháng đầu năm 2014 là 1.781 ha, chiếm 16,95% (tăng 81 ha so với cùng kỳ); trong đó tôm sú thiệt hại 552 ha, thẻ chân trắng 1.229 ha. Tuy nhiên, tỷ lệ tôm bị thiệt hại so với diện tích thả nuôi giảm 8,72% so cùng kỳ.

Hà Nội sau hợp nhất là một thành phố khổng lồ với 7,14 triệu dân và thường xuyên có trên 2 triệu lao động, học sinh, sinh viên ngoại tỉnh đến cư trú và làm việc. Người ta tính toán, để đáp ứng thực phẩm cho 9 triệu dân đó, mỗi năm Hà Nội cần khoảng 890.000 tấn gạo, 139.000 tấn thịt lợn, 42.000 tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng các loại, 54.000 tấn hải sản tươi sống và chế biến, 900.000 tấn rau…