Trồng Quất Lãi Gấp 30 Lần Trồng Ngô, Đút Túi Hàng Trăm Triệu Đồng

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ trồng ngô hiệu quả thấp sang trồng quất, nhiều hộ nông dân (ND) xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội đang ăn nên làm ra với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Thời điểm này chưa phải chính vụ, nhưng theo người trồng quất, đây là lúc tiêu tốn nhiều sức lao động nhất.
Trồng quất trên đất ngô
Anh Lê Đức Sơn - Phó Chủ tịch Hội ND xã Tàm Xá cho biết: “Toàn xã có hơn 200ha đất nông nghiệp, trong đó 1/3 diện tích đất trồng quất. Trước đây, số đất này là những ruộng ngô bạt ngàn”.
Xuất phát từ việc một số ND trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã.
“Lúc đầu chỉ lác đác vài hộ thử nghiệm trồng quất trên một phần diện tích đất trồng ngô. Với lợi thế đất phù sa phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây quất, chỉ sau một thời gian trồng, nhiều hộ khác cũng làm theo” - anh Sơn bày tỏ.
Theo anh Sơn, tính đến nay toàn xã Tàm Xá có hơn 300 hộ tham gia trồng quất với quy mô từ vài sào đến hàng mẫu. Đa số các hộ dân ở đây đều kiêm luôn việc trồng quất cảnh chơi tết và bán cây giống. Riêng Hội ND xã trực tiếp quản lý và hướng dẫn 24 hội viên ND trồng quất trên diện tích 22ha. Hoạt động của Hội chủ yếu là tổ chức các buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật cho bà con ND, trung bình mỗi năm tổ chức từ 2-3 lớp.
Bên cạnh đó, Hội còn tạo điều kiện cho hội viên vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất cũng như mở rộng quy mô. Tháng 6 vừa qua, Hội ND thành phố vừa giải ngân nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân cho 6/24 hộ vay vốn, trung bình 24 triệu đồng/hộ để đầu tư trồng quất.
Lời gấp 20-30 lần trồng ngô
Là một trong những hộ tiên phong trong chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng quất, ông Hoàng Viết Chính là minh chứng cho hướng đi đúng đắn của các hộ ND nơi đây. Ông cho biết: “Trước kia, tôi có 20 năm trong nghề buôn bán quất cảnh dịp tết. Trong khoảng thời gian này tôi thấy ND ở Văn Giang trồng quất có thu nhập cao nên nảy sinh ý định mua cây giống về trồng thử”.
Năm 2007, ông Chính trồng thử vài chục cây, sau một thời gian thấy cây hợp đất, ông nhân rộng ra. Hiện tại, gia đình ông có hơn 1 mẫu trồng quất. Theo ông Chính, tuy trồng quất tốn nhiều công chăm sóc, vốn đầu tư mua phân bón, thuốc sâu... khá lớn (phân bón cho cây chủ yếu là đỗ tương nghiền nhỏ ngâm với nước trong 6 tháng, sau đó mới tưới) nhưng hiệu quả kinh tế gấp 20-30 lần so với trồng ngô. Ông Chính cho biết, thu nhập của gia đình từ bán cây giống và quất cảnh đạt 500-600 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Khi mới trồng, đa số các hộ ở đây phải tự đánh gốc đem sang các chợ huyện để bán, nhưng qua 1-2 năm, khi đã tạo được uy tín và “xây dựng được thương hiệu”, khách hàng ở các nơi khác tự tìm đến tận vườn để mua.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/nong-dan-ha-noi-trong-quat-lai-gap-30-lan-trong-ngo-dut-tui-hang-tram-trieu-dong-502169.html
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mít Thái được bà con nông dân huyện Chơn Thành (Bình Phước) đưa vào trồng nhiều do dễ trồng, chăm sóc và khoảng 2,5 năm cho thu hoạch. Những năm trước, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm 2014, đến thời điểm này, thị trường mít rớt giá quá mạnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, làm cho bà con nông dân điêu đứng, dở khóc, dở mếu.

Về vùng chuyên canh thanh long trong những ngày này vào ban đêm, gần như đến nơi nào chúng tôi cũng thấy ánh đèn điện sáng choang phát ra từ những vườn thanh long làm rực sáng cả vùng quê. Hỏi ra mới biết, thời điểm này, nông dân đang tập trung xông đèn xử lý thanh long cho trái nghịch vụ.

“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.

Ngày 24-12, tại UBND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã đến khảo sát và làm việc với Hợp tác xã (HTX) xoài Bảy Ngàn để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tại đây, HTX đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục và gợi ý các mẫu logo nhãn hiệu xoài. Theo đó, HTX đã thống nhất chọn tên nhãn hiệu tập thể là Xoài cát Bảy Ngàn.

Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.