Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh)

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...
Quả Phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả vào dịp lễ, tết. Những năm gần đây, loại quả này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, giá bán lẻ trung bình từ 30.000 - 70.000 đồng/quả. Ở Quảng Ninh, quả Phật thủ được bày bán trên thị trường chủ yếu được nhập về từ các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên…
Nhận thấy đây là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, anh Dương Văn Ký (thôn An Biên, xã Thuỷ An, huyện Đông Triều) đã đưa giống cây Phật thủ về trồng trên đất Đông Triều. Đầu năm 2012, sau khi tham quan học tập mô hình, học hỏi kinh nghiệm trồng và cách chăm sóc ở Hà Tây, anh Ký đã trồng thử nghiệm hơn 120 cây Phật thủ trên diện tích hơn 2.000m2.
Chỉ hơn 1 năm sau, vườn cây Phật thủ của gia đình anh đã ra bói hơn 400 quả. Với giá bán bình quân 60.000 đồng/quả, vụ đầu tiên anh Ký thu hoạch được hơn 25 triệu đồng. Theo anh Ký cho biết, Phật thủ là loại cây sinh trưởng, phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Điều đặc biệt là cây này có rễ chùm, chỉ ăn sâu từ 40-50cm và không chịu được úng nhưng lại là giống ưa ẩm.
Vì vậy, khi chọn đất trồng, anh đã chọn loại đất giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt để cây có điều kiện thích nghi và phát triển tốt. Cây Phật thủ bắt đầu bói quả từ năm thứ hai nhưng số lượng quả thu hoạch được nhiều nhất là vào năm thứ 3 trở đi.
Cây ra quả quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào hai vụ chính là tháng 6, 7 và dịp Tết Nguyên đán. Do giá của quả Phật thủ thường tăng cao vào mỗi dịp Tết cổ truyền nên người trồng loại cây này đều tập trung chăm sóc và chăm bón để kích thích cây ra sai quả vào dịp này.
Anh Dương Văn Ký chia sẻ: “Quả Phật thủ đắt hay rẻ phụ thuộc nhiều vào hình dáng của quả. Muốn hình dáng quả đẹp, phải tính chính xác thời gian ra hoa và thực hiện các biện pháp kìm hãm tốc độ phát triển của cây để đài hoa mọc không quá dài, cũng không quá ngắn. Nếu làm được điều này, quả Phật thủ sẽ có “nhiều tay” hơn...”.
Mặc dù giá bán trên thị trường chỉ dao động từ 30.000-70.000 đồng/quả nhưng đối với những quả Phật thủ đẹp, giá bán lẻ có thể tăng lên 150.000-200.000 đồng/quả. Đặc biệt, vào những dịp lễ và tết, giá bán của Phật thủ sẽ cao hơn ngày thường gấp 2-3 lần. Thậm chí, có những quả có giá lên tới hàng triệu đồng.
Hiện tại, loại quả này đang được người tiêu dùng ưa chuộng nên giá thành thường cao hơn so với các loại hoa quả khác. Chính vì vậy, trồng Phật thủ đang là hướng làm giàu nhiều tiềm năng với người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.

Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.

Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.