Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh)

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...
Quả Phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả vào dịp lễ, tết. Những năm gần đây, loại quả này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, giá bán lẻ trung bình từ 30.000 - 70.000 đồng/quả. Ở Quảng Ninh, quả Phật thủ được bày bán trên thị trường chủ yếu được nhập về từ các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên…
Nhận thấy đây là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, anh Dương Văn Ký (thôn An Biên, xã Thuỷ An, huyện Đông Triều) đã đưa giống cây Phật thủ về trồng trên đất Đông Triều. Đầu năm 2012, sau khi tham quan học tập mô hình, học hỏi kinh nghiệm trồng và cách chăm sóc ở Hà Tây, anh Ký đã trồng thử nghiệm hơn 120 cây Phật thủ trên diện tích hơn 2.000m2.
Chỉ hơn 1 năm sau, vườn cây Phật thủ của gia đình anh đã ra bói hơn 400 quả. Với giá bán bình quân 60.000 đồng/quả, vụ đầu tiên anh Ký thu hoạch được hơn 25 triệu đồng. Theo anh Ký cho biết, Phật thủ là loại cây sinh trưởng, phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Điều đặc biệt là cây này có rễ chùm, chỉ ăn sâu từ 40-50cm và không chịu được úng nhưng lại là giống ưa ẩm.
Vì vậy, khi chọn đất trồng, anh đã chọn loại đất giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt để cây có điều kiện thích nghi và phát triển tốt. Cây Phật thủ bắt đầu bói quả từ năm thứ hai nhưng số lượng quả thu hoạch được nhiều nhất là vào năm thứ 3 trở đi.
Cây ra quả quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào hai vụ chính là tháng 6, 7 và dịp Tết Nguyên đán. Do giá của quả Phật thủ thường tăng cao vào mỗi dịp Tết cổ truyền nên người trồng loại cây này đều tập trung chăm sóc và chăm bón để kích thích cây ra sai quả vào dịp này.
Anh Dương Văn Ký chia sẻ: “Quả Phật thủ đắt hay rẻ phụ thuộc nhiều vào hình dáng của quả. Muốn hình dáng quả đẹp, phải tính chính xác thời gian ra hoa và thực hiện các biện pháp kìm hãm tốc độ phát triển của cây để đài hoa mọc không quá dài, cũng không quá ngắn. Nếu làm được điều này, quả Phật thủ sẽ có “nhiều tay” hơn...”.
Mặc dù giá bán trên thị trường chỉ dao động từ 30.000-70.000 đồng/quả nhưng đối với những quả Phật thủ đẹp, giá bán lẻ có thể tăng lên 150.000-200.000 đồng/quả. Đặc biệt, vào những dịp lễ và tết, giá bán của Phật thủ sẽ cao hơn ngày thường gấp 2-3 lần. Thậm chí, có những quả có giá lên tới hàng triệu đồng.
Hiện tại, loại quả này đang được người tiêu dùng ưa chuộng nên giá thành thường cao hơn so với các loại hoa quả khác. Chính vì vậy, trồng Phật thủ đang là hướng làm giàu nhiều tiềm năng với người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính giống mới theo hình thức thâm canh cho và 50 chủ trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Mấy ngày qua, trên các tuyến đường nông thôn tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu xuất hiện nhiều xe chở củ mì dính đầy bùn đen đem bán cho các cơ sở chế biến mì trong tỉnh. Hỏi ra mới biết nông dân đang thu hoạch sớm do trồng mì trên những vùng đất thấp, đó là những chân ruộng được canh tác theo chế độ luân canh "1 lúa 1 mì" hoặc là những vùng đất trồng mía sau khi hết chu kỳ.

Ngày 1.4, Tổ dự án nuôi ghẹ xanh trên biển do Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) chủ trì, đã thả trên 6.000 con ghẹ xanh giống để nuôi tại khu vực đảo Hòn Khô - Nhơn Hải (nuôi bằng hình thức thả đăng, ảnh).

Trong bối cảnh này, việc chuyển đổi một phần diện tích hay giảm bớt vụ trồng lúa kém hiệu quả tại ĐBSCL sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là cây ngô là rất cần thiết, phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Năm 2013, thực hiện mô hình phát triển nuôi thủy sản mặn lợ, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao tại gia đình anh Hoàng Văn Tùng ở xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia.