Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ớt Lãi Lớn

Trồng Ớt Lãi Lớn
Ngày đăng: 26/06/2012

Tới thăm anh Mã Văn Bật ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi ấn tượng trước cơ ngơi khang trang của gia đình anh- thành quả của những tháng ngày miệt mài lao động sản xuất của vợ chồng anh.

Anh Bật kể: "Trước kia, vợ chồng tôi canh tác nhiều loại cây như cà chua, dưa hấu, dưa leo... Tuy nhiên, các loại cây này thị trường đầu ra không nhiều mà tốn công chăm sóc. Có lúc không bán được, vợ con phải mang biếu cho hàng xóm".

Năm 2005, anh Bật trồng thử nghiệm 3 sào ớt đầu tiên tại xã Nga Thạch. Trước khi trồng, anh lặn lội về Cẩm Giàng, Hải Dương -địa phương nổi tiếng về trồng ớt học hỏi kinh nghiệm; tìm cán bộ khuyến nông học kỹ thuật trồng ớt; nhờ Hội ND xã giúp vay vốn. Ngay vụ ớt đầu tiên, anh đã thắng lợi. Bình quân, sau 65 ngày gieo trồng, một cây ớt cho thu từ 1,5 - 2kg quả. Năng suất từ 90 - 100kg/sào, với giá bán tại ruộng 13.500 đồng/kg.

Theo anh Bật, trồng ớt có ưu điểm là thời vụ thu hoạch ớt dài từ 5 -7 tháng, việc chăm sóc đơn giản, chi phí thấp, giá trị kinh tế gấp đôi so với các loại cây màu khác. Tính ra, 1 sào trồng ớt cho thu nhập không dưới 15 triệu đồng. Hiện tại gia đình anh trồng 4 loại ớt chính, chủ yếu để xuất khẩu.

Anh Bật chia sẻ: Ớt là loại cây có thể chống chịu nhiều sâu bệnh, cho năng suất cao, không tốn công chăm sóc. Hiện anh đã đầu tư giống cho gần 80 hộ trên địa bàn xã và trên 300ha diện tích trồng ớt cho các hộ dân tại các vùng lân cận. Cứ mỗi ngày gia đình anh thu mua từ 50-60 tấn ớt. Ngoài ra mô hình trồng ớt của anh đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 20-30 lao động tại địa phương với mức lương 200-300 nghìn đồng/ngày".

Ông Trần Phi Hùng - Chủ tịch Hội ND xã Nga Thạch cho hay, mô hình trồng, thu mua ớt của anh Mã Văn Bật không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, mà còn góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó anh Bật luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ có nhu cầu trồng ớt.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tổ hợp tác trồng rau an toàn Hiệu quả từ tổ hợp tác trồng rau an toàn

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Phước có 22 thành viên tham gia, với diện tích trên 10 ha.

20/04/2015
Chờ tái canh cà phê sự thật đắng lòng ở Kon Tum Chờ tái canh cà phê sự thật đắng lòng ở Kon Tum

Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

20/04/2015
Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuống giống được 760 ha thuốc lá vàng, tập trung nhiều ở các xã Hảo Đước, Long Vĩnh và Ninh Điền.

20/04/2015
Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu

Chuyện anh Nguyễn Ngọc Luân lấy bằng tiến sĩ lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức và từ bỏ các công việc hấp dẫn về làm nông nghiệp một huyện thuần nông vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai đã làm nhiều người hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với anh, việc giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của họ là ước mơ đã được ấp ủ bấy lâu nay.

20/04/2015
Quản lý chặt chẽ các giống mắc ca Quản lý chặt chẽ các giống mắc ca

Nhiều công ty bán giống mắc ca lên tới vài trăm nghìn/cây là quá đắt so với giá thực tế của loại cây này. Việc phát triển quá nhanh diện tích cây mắc ca, cũng như thiếu kiểm soát trong công tác quản lý giống khiến nhiều hộ dân mua phải giống kém chất lượng.

20/04/2015