Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ớt Lãi Lớn

Trồng Ớt Lãi Lớn
Ngày đăng: 26/06/2012

Tới thăm anh Mã Văn Bật ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi ấn tượng trước cơ ngơi khang trang của gia đình anh- thành quả của những tháng ngày miệt mài lao động sản xuất của vợ chồng anh.

Anh Bật kể: "Trước kia, vợ chồng tôi canh tác nhiều loại cây như cà chua, dưa hấu, dưa leo... Tuy nhiên, các loại cây này thị trường đầu ra không nhiều mà tốn công chăm sóc. Có lúc không bán được, vợ con phải mang biếu cho hàng xóm".

Năm 2005, anh Bật trồng thử nghiệm 3 sào ớt đầu tiên tại xã Nga Thạch. Trước khi trồng, anh lặn lội về Cẩm Giàng, Hải Dương -địa phương nổi tiếng về trồng ớt học hỏi kinh nghiệm; tìm cán bộ khuyến nông học kỹ thuật trồng ớt; nhờ Hội ND xã giúp vay vốn. Ngay vụ ớt đầu tiên, anh đã thắng lợi. Bình quân, sau 65 ngày gieo trồng, một cây ớt cho thu từ 1,5 - 2kg quả. Năng suất từ 90 - 100kg/sào, với giá bán tại ruộng 13.500 đồng/kg.

Theo anh Bật, trồng ớt có ưu điểm là thời vụ thu hoạch ớt dài từ 5 -7 tháng, việc chăm sóc đơn giản, chi phí thấp, giá trị kinh tế gấp đôi so với các loại cây màu khác. Tính ra, 1 sào trồng ớt cho thu nhập không dưới 15 triệu đồng. Hiện tại gia đình anh trồng 4 loại ớt chính, chủ yếu để xuất khẩu.

Anh Bật chia sẻ: Ớt là loại cây có thể chống chịu nhiều sâu bệnh, cho năng suất cao, không tốn công chăm sóc. Hiện anh đã đầu tư giống cho gần 80 hộ trên địa bàn xã và trên 300ha diện tích trồng ớt cho các hộ dân tại các vùng lân cận. Cứ mỗi ngày gia đình anh thu mua từ 50-60 tấn ớt. Ngoài ra mô hình trồng ớt của anh đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 20-30 lao động tại địa phương với mức lương 200-300 nghìn đồng/ngày".

Ông Trần Phi Hùng - Chủ tịch Hội ND xã Nga Thạch cho hay, mô hình trồng, thu mua ớt của anh Mã Văn Bật không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, mà còn góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó anh Bật luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ có nhu cầu trồng ớt.

Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Bằng Nghề Nuôi Cá Thoát Nghèo Bằng Nghề Nuôi Cá

Khi hầu hết thanh niên trong thôn xã đi lao động ở nước ngoài thì anh Hồ Đức Ngọc (29 tuổi, ở thôn Nhân Bắc, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) ở nhà tìm hướng làm kinh tế.

20/10/2012
Diện Tích Chuối Tăng Mạnh Ở Xã Tân Long (Quảng Trị) Diện Tích Chuối Tăng Mạnh Ở Xã Tân Long (Quảng Trị)

Xác định cây chuối là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nên những năm gần đây diện tích trồng chuối ở xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tăng lên rất nhanh. Cuối năm 2012, toàn xã trồng được 1.000 ha thì đến những tháng đầu năm 2013 nhân dân đã trồng mới thêm 62 ha, nâng tổng diện tích cây chuối trên địa bàn lên 1.062 ha.

11/05/2013
Trồng Mướp Đắng Lai Cho Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Ở Vĩnh Phúc Trồng Mướp Đắng Lai Cho Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Ở Vĩnh Phúc

Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.

23/10/2012
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Ai Cập Ở Hà Nội Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Ai Cập Ở Hà Nội

Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.

27/10/2012
Ngư Dân Tự Nguyện Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế Ngư Dân Tự Nguyện Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

21/05/2013