Trồng Ớt Chỉ Thiên Thu Nhập 60 Triệu Đồng / Công

Từ đầu năm đến nay, nông dân ở hai xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò thu được lãi khá cao từ trồng ớt chỉ thiên, trong đó tiêu biểu là bà Trịnh Kim Hoa ở ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng A.
Bà Hoa trồng 1 công ớt chỉ thiên, xuống giống vào giữa tháng 11/2010 đến cuối tháng 01/2011 bắt đầu thu hoạch cho đến nay, vào những thời điểm ớt chín tập trung bà Hoa thu hoạch được 400kg trái mỗi đợt hái, sản lượng thu hoạch toàn vụ là 3.500 kg. Ớt sau khi thu hoạch được thương lái đến tận nhà thu mua với giá 23.000 đồng/kg nên sau khi trừ mọi chi phí đầu tư, bà Hoa thu được lãi 60 triệu đồng. Được biết vụ màu vừa qua ngoài cây ớt, bà Hoa còn thu được lãi cao từ trồng khoai môn.
Khi trao đổi về kinh nghiệm trồng ớt, bà Hoa chia sẻ như sau:
- Về giống: chọn giống của các công ty có uy tín, được thị trường chưa chuộng.
- Làm đất: vệ sinh đồng ruộng, xới đất cho tơi xốp rồi lên liếp rộng 1m, cao 0,2m, rãnh sâu 0,35-0,4m. Cần đậy màng phủ hoặc tủ rơm để giữa ẩm đất và hạn chế cỏ dại.
- Cách trồng: khi ớt giống ươm trong bầu được 30 ngày thì đem trồng ngoài ruộng phù hợp, khoảng cách hàng cách hàng 0,6-0,7m, cây cách cây 0,4m, số lượng 5.000 cây/công.
- Chế độ chăm sóc: lúc ớt mới trồng cần tưới nước hàng ngày để cây mau hồi phục, khi ớt bén rễ định kỳ 3-5 ngày tưới nước một lần, chú ý tưới phun vừa đủ, tránh tưới quá đẩm nước làm ảnh hưởng đến bộ rễ, cây phát triển chậm và dễ bị nấm bệnh tấn công. Khi ớt được 40 ngày tuổi tiến hành cắm cọc, rồi dăng dây làm gía đỡ giúp cây không bị đổ ngã lúc cho trái hoặc khi trời mưa.
- Về bón phân: định kỳ từ 10-15 này bón một lần phân với số lương từ 25-30 kg NPK (20-20-15)/công. Bên cạnh đó phun thêm phân bón lá có chứa chất trung lượng, vi lượng giúp cây có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
- Về phòng trừ côn trùng gây hại: định kỳ 5-7 ngày phun thuốc Confidor, Admire, Match, Abmectin để phòng trừ bọ trĩ và gây mềm vì đây là hai đối tượng gây hại quan trọng đối với ớt.
- Về phòng trừ bệnh hại: trước khi trồng phun thuốc Rovral để ngừa bệnh chết cây con. Khi ớt từ 30 ngày tuổi về sau có thể tưới gốc bằng một trong các loại thuốc như Zineb, Topsin M, Aliette để phòng trị một số nấm bệnh gây hại dưới gốc và rể ớt. Đặc biệt khi ớt cho trái cần chủ động phun thuốc phòng ngừa bệnh thán thư bằng một trong các loại thuốc đặc trị như Atracol, Bavistin, Amistar để quản tốt bệnh hại nguy hiểm này.
Nhờ chủ động chăm sóc và phòng trừ tốt sâu bệnh nên ruộng ớt của bà Hoa có thời giai thu hoạch tương đối dài nên ớt cho năng suất rất cao. Sau khi thu được lãi cao từ trồng ớt và khoai môn, hiện nay bà Hoa đã mua vật liệu để chuẩn bị xây nhà kiên cố cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.