Trồng Ổi Xá Lỵ Ở Gia An

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công được thực hiện, gia đình ông Phạm Văn Việt cũng như bao gia đình khác vùng đất Gia An (Tánh Linh) đã xóa bỏ lò gạch thủ công.
Trên diện tích này, ông thuê xe chở đất san lấp khu vườn để có mặt bằng, chuyển hướng sản xuất mới. Nghĩ là làm, gia đình ông bỏ ra hơn chục triệu đồng để gây dựng lại khu vườn bằng loại cây ăn trái mà cách đây gần 20 năm đã từng thất bại.
Đầu năm 2013, bàn tính cùng vợ, ông Việt đi miền Tây chọn mua 400 cây ổi ghép cao sản (giống ổi xá lỵ, giá 20.000 đồng/cây) mang về trồng trên diện tích hơn 3,5 sào. Sau khi trồng thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, sau 6 tháng cây cho trái lần đầu, có thu, gia đình ông yên tâm vào hướng đi này.
Ông Việt chia sẻ, trồng giống ổi xá lỵ có nhiều ưu điểm hơn các giống ổi khác trên vùng đất nghèo nơi đây. “Trước khi trồng cần bón nhiều phân hữu cơ, trồng cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng khoảng 3m. Dọc theo các hàng đặt ống tưới nước để thuận lợi trong chăm sóc, tiết kiệm công lao động.
Để đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển, cần tưới nước và bón phân định kỳ. Đặc biệt để đảm bảo chất lượng trái, hạn chế sâu bệnh cũng như dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi trái non bằng ly uống trà, dùng bịch giấy hoặc bao ni long để bao trái cho đến khi thu hoạch, nên trái đảm bảo cho người tiêu dùng”.
Ổi xá lỵ có nhiều ưu điểm như: ít vốn đầu tư, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, dễ chăm sóc… Cây cho trái ngon, khi ăn giòn và ngọt, ruột trắng ít hạt, có trọng lượng trung bình 0,4 - 0,8kg mỗi trái, hơn hẳn các giống ổi khác. Với 400 gốc ổi này, vụ trái đầu tiên ông thu hơn 1 tấn, bán vào dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, với giá 15.000 đồng/kg, thu gần 20 triệu đồng. Trồng giống ổi này khi bước sang năm thứ 2 trở đi cây cho trái tương đối nhiều và thu hoạch quanh năm.
Trao đổi với ông Hồ Xuân Điện - Chủ tịch UBND xã Gia An được biết: “Vùng đất Gia An trước đây chủ yếu sản xuất gạch, giờ đây được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái như ổi, thanh long… khá phù hợp. Từ cách làm của ông Việt, các gia đình khác trên địa bàn nếu có điều kiện cần tham quan học hỏi để áp dụng trồng và có hướng phát triển kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.

Ngày 13.6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2014 này, tỉnh đã đồng ý cho huyện Lạc Dương xây dựng 26 mô hình chăn nuôi và trồng trọt trong vùng đồng bào DTTS huyện Lạc Dương (huyện có gần 80% đồng bào DTTS sinh sống) theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.

Là một trong những địa phương có nhiều sáng tạo trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đồng Tháp đang được kỳ vọng sẽ tạo ra những kỳ tích khi đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) như Ngân hàng Thế giới, các doanh nghiệp của Hà Lan, Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC), tỉnh Ibaraki (Nhật Bản),…

Hội ND và Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh vừa tiến hành giải ngân 1,45 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND tỉnh cho 58 hội viên ND nghèo, khó khăn thuộc 3 xã Phước Long Thọ, Long Mỹ và Phước Hội (huyện Đất Đỏ) thực hiện Dự án “Chăn nuôi bò thịt”.

Ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, thành phố sẽ chi 500 tỷ đồng để chi trả, phân bổ cho các địa phương, cố gắng hoàn thành DĐĐT trong năm 2014.