Trồng Nhãn Muộn: Hiệu Quả Và Phương Pháp Ghép Cải Tạo

Hiệu quả của mô hình trồng nhãn muộn
Giống nhãn muộn của gia đình chị Thiết là giống PHM99-12. Đây là một giống nhãn muộn đầu dòng được tuyển chọn trong nhiều năm liền. Giống này có chất lượng quả thơm ngon, năng suất cao, khối lượng trung bình đạt 80-85 quả/1 kg.
Gia đình chị đã trồng giống nhãn này được 7 năm, và năm nào cũng cho quả. Theo chị Thiết năm nay do thời tiết lạnh kéo dài, thời điểm thu hoạch sẽ chậm hơn mọi năm gần 1 tháng, nhưng nhãn vẫn sai quả, năng suất ước đạt gần 2 tạ quả/cây.
Nói về hiệu quả của mô hình trồng nhãn muộn, chị Thiết cho biết: “Trồng nhãn muôn có 2 ưu điểm, thứ nhất là ra hoa không cách năm, thứ hai là đã ra hoa là có quả.”
Cây nhãn là loại cây không kén đất trồng, khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất phù sa. Hiện nay 1 số tỉnh miền bắc như Hưng Yên, Bắc Giang diện tích trồng nhãn muộn ngày càng tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra 1 số vùng ở miền núi như mộc châu-Sơn La cũng đang trồng thử, bước đầu đã có những thu hoạch tốt.
Áp dụng phương pháp ghép mắt cải tạo vườn nhãn muộn
Một ưu điểm của loại nhãn muộn này là khi trồng, người trồng không cần chặt bỏ cây nhãn cũ. Bà con có thể áp dụng các phương pháp ghép mắt cải tạo vườn nhãn.
Thời vụ ghép nhãn thích hợp là: vụ xuân vào tháng 3, 4 và vụ thu vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Vào thời điểm này các điều kiện nhiệt độ, môi trường đều thích hợp để tiến hành ghép cây, khả năng sống cao hơn.
Đối tượng để đem ghép là những cây nhãn con, hoặc những cây nhãn đã lâu năm nhưng ra hoa không hiệu quả, cho năng suất và chất lượng quả thấp. Với cây nhãn con là cây nhãn hoàn toàn mới, được gieo bằng hạt; chủ yếu là giống nhãn thóc, những giống địa phương có khả năng thích nghi tốt. Cây nhãn trồng sau 1 năm là có thể đem ghép.
Gốc ghép có đặc điểm cây sinh trưởng khỏe, xanh tốt, không sâu bệnh.
Cây nhãn được chọn làm mắt ghép là những cây đầu dòng qua nhiều năm tuyển chọn. Cây có đặc điểm là loại nhãn ngon, số lượng quả đồng đều, cây sinh trưởng và phát triển tốt không sâu bệnh.
Hiện nay ở Hưng Yên có một vài giống nhãn muộn được công nhận là giống nhãn đầu dòng như PHM99-12, PHM99-14,PHM99-15,… Những giống nhãn này được sử dụng để làm mắt ghép cải tạo nhãn.
Tùy vào kích thước của cành ghép mà bà con lựa chọn cành mắt ghép có kích thước tương đương. Chọn những cành to, khỏe ở tầng tán thứ 2, cành hướng ra ánh nắng. Khi lấy mắt ghép chú ý giữ cho cành mắt ghép không bị mất nước, như vậy mới đảm bảo cho chỗ ghép phục hồi nhanh.
Sau khi chọn được cành ghép, bà con cắt bỏ hết phần lá trên mắt ghép, dùng vải ẩm bọc lấy mắt ghép giữ ẩm. Sau đó, tiến hành ghép cây.
So sánh giữa cây nhãn đem trồng mới và cây ghép, thì cây trồng mới sau 3 năm mới có quả, nhưng ghép cải tạo thì chỉ sau một năm cây đã bói quả, và chất lượng quả đạt yêu cầu, chi phí đầu tư giảm.v
Có thể bạn quan tâm

Để thực hiện chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong 2 năm qua, từ nguồn vốn của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), người dân trong tỉnh còn được cấp miễn phí giống cà phê để “trẻ hóa” vườn cây. Tuy nhiên, qua thực tế cấp phát cho thấy, công tác này đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là ở cấp cơ sở, nơi mà việc triển khai còn mang tính hình thức đại trà, chiếu lệ.

Hội Nông dân xã Bình Phú (Châu Phú - An Giang) cho biết, vụ hè thu năm nay, xã Bình Phú có 27 hộ trồng lúa Nhật, với tổng diện tích trên 120 héc-ta, đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/héc-ta. Toàn bộ sản phẩm được Công ty TNHH Angimex - Kitoku mua với giá 8.400 đồng/kg lúa khô, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 30 - 35 triệu đồng/héc-ta.

Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.