Trồng Ngô Rau: Khó Mà Dễ

Có 2 vụ trồng ngô rau: Vụ xuân gieo hạt đầu tháng 2, thu bắp tháng 4 và vụ đông gieo hạt đầu tháng 9, thu bắp tháng 11.
Chọn đất thịt nhẹ, đất thịt pha hoặc đất phù sa sông là tốt nhất. Nên trồng ở những nơi đất cao, tưới tiêu chủ động. Đất phải được cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống khoảng 70cm (bề mặt), cao 15 - 20cm. Sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như DK49, 9088, TSB2, Pacific N1...
Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc trong bầu, sau đó đưa ra trồng để hạn chế tính căng thẳng mùa vụ. Cách tốt nhất là gieo trong khay, khi cây có 3 lá thật thì đem trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách: Hàng x hàng = 45 - 50cm, cây x cây = 12 -15cm. Mật độ trồng khoảng 130.000 - 160.000 cây/ha.
Phân bón (tính cho 1ha):
Bón lót toàn bộ phân chuồng (hoặc hữu cơ chế biến) + lân + 30% đạm + 30% kali.
Bón thúc lần 1 sau khi cây mọc 10 - 15 ngày, dùng 20% đạm + 20% kali. Bón thúc lần 2 sau khi cây mọc 20 - 25 ngày, dùng 30% đạm + 40% kali. Và bón thúc lần 3 sau khi cây mọc 30 - 35 ngày, dùng 20% đạm + 10% kali.
Có thể sử dụng phân bón chuyên dùng NPK (tính cho 1.000m2):
Bón lót 100% phân hữu cơ chế biến 300kg + 15kg NPK(20-20-15).
Bón thúc lần 1 sau khi cây mọc 10 - 15 ngày, dùng 10kg NPK (25-5-5 +TE). Bón thúc lần 2 sau khi cây mọc 20 - 25 ngày, bón 15kg NPK(20-0-20 +TE). Bón thúc lần 3 sau khi cây mọc 30 - 35 ngày, bón 15kg NPK(12-12-17).
Sau khi cây mọc khoảng 50 ngày ngô sẽ trổ cờ và phun râu, sau đó 5 - 7 ngày thu ngô non trước khi phun râu hoặc chớm mới nhú râu. Cần bẻ ngô nhẹ nhàng, tránh làm giập gãy. Yêu cầu ngô phải non, mịn, không gãy đầu. Căn cứ để thu hoạch đúng thời điểm là đường kính ngô chỗ lớn nhất chưa bóc vỏ là hơn 2,2cm; khi đã bóc vỏ nhỏ hơn 1,5cm. Năng suất có thể đạt 1.400 - 1.500kg/ha.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây bà con nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang đối mặt với bệnh bạch tạng gây hại khá nghiêm trọng trên cây bắp, nhiều nông dân buộc phải nhổ bỏ hoặc gieo trồng cây khác, nếu cố gắng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ thì cũng không đạt được hiệu quả.

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.

Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.

Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.

Sâu xám thường hại chủ yếu ở thời kỳ cây còn non. Sâu thường gây hại vào ban đêm. Sâu cắn ngang cây non, sau đó lôi c mồi xuống đất để ăn.