Trồng Ngô Rau: Khó Mà Dễ

Có 2 vụ trồng ngô rau: Vụ xuân gieo hạt đầu tháng 2, thu bắp tháng 4 và vụ đông gieo hạt đầu tháng 9, thu bắp tháng 11.
Chọn đất thịt nhẹ, đất thịt pha hoặc đất phù sa sông là tốt nhất. Nên trồng ở những nơi đất cao, tưới tiêu chủ động. Đất phải được cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống khoảng 70cm (bề mặt), cao 15 - 20cm. Sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như DK49, 9088, TSB2, Pacific N1...
Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc trong bầu, sau đó đưa ra trồng để hạn chế tính căng thẳng mùa vụ. Cách tốt nhất là gieo trong khay, khi cây có 3 lá thật thì đem trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách: Hàng x hàng = 45 - 50cm, cây x cây = 12 -15cm. Mật độ trồng khoảng 130.000 - 160.000 cây/ha.
Phân bón (tính cho 1ha):
Bón lót toàn bộ phân chuồng (hoặc hữu cơ chế biến) + lân + 30% đạm + 30% kali.
Bón thúc lần 1 sau khi cây mọc 10 - 15 ngày, dùng 20% đạm + 20% kali. Bón thúc lần 2 sau khi cây mọc 20 - 25 ngày, dùng 30% đạm + 40% kali. Và bón thúc lần 3 sau khi cây mọc 30 - 35 ngày, dùng 20% đạm + 10% kali.
Có thể sử dụng phân bón chuyên dùng NPK (tính cho 1.000m2):
Bón lót 100% phân hữu cơ chế biến 300kg + 15kg NPK(20-20-15).
Bón thúc lần 1 sau khi cây mọc 10 - 15 ngày, dùng 10kg NPK (25-5-5 +TE). Bón thúc lần 2 sau khi cây mọc 20 - 25 ngày, bón 15kg NPK(20-0-20 +TE). Bón thúc lần 3 sau khi cây mọc 30 - 35 ngày, bón 15kg NPK(12-12-17).
Sau khi cây mọc khoảng 50 ngày ngô sẽ trổ cờ và phun râu, sau đó 5 - 7 ngày thu ngô non trước khi phun râu hoặc chớm mới nhú râu. Cần bẻ ngô nhẹ nhàng, tránh làm giập gãy. Yêu cầu ngô phải non, mịn, không gãy đầu. Căn cứ để thu hoạch đúng thời điểm là đường kính ngô chỗ lớn nhất chưa bóc vỏ là hơn 2,2cm; khi đã bóc vỏ nhỏ hơn 1,5cm. Năng suất có thể đạt 1.400 - 1.500kg/ha.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân lợn bị ngộ độc sắn chủ yếu là do lợn ăn sắn có cả vỏ. Vỏ sắn có chứa nhiều axit xyanhydric (HCN). Chất này rất độc đối với cơ thể vì nó có khả năng tác động làm ngừng hoạt động men peroxydaza. Khi đó Hemoglobin không kết hợp được với oxy và cũng không giải phóng được nhóm cacboxy ra khỏi Hemoglobin nên lượng cacboxy - Hemeglobin (Hb-COO) ngày càng tăng trong máu.

Bắp (ngô) là loại cây lương thực lớn thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và lúa nước. Ở Việt Nam, cây bắp được coi là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa.

Tháng 10 hằng năm là vụ thu hoạch ngô lớn của nhiều tỉnh phía Bắc. Để giảm tổn thất và duy trì chất lượng sản phẩm thì công đoạn bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Bà con có thể tham khảo một số cách bảo quản như sau:

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn... Đây là loại bệnh đầu tiên xuất hiện ở nhiều địa phương nên nhiều người trồng ngô không biết là bệnh gì. Tại Nam Định, Nghệ An nông dân thấy cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc trên các ruộng trồng ngô vụ đông và họ gọi đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỷ lệ nhiễm bệnh này có nơi chiếm 20-30% trong tổng số cây trên ruộng, nơi cao nhất có số cây bị nhiễm đến 70% và xảy ra chủ yếu trên cây ngô lai.

Sau khi thu hoạch, ngô cần được bảo quản đúng kỹ thuật, nếu không, công sức lao động của bà con trong suốt cả vụ sẽ bị bỏ phí. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm của nước ta, thì nên kết hợp bảo quản khô-kín là tốt nhất.