Trồng Ngô Lai Năng Suất Cao

Bắp (ngô) là loại cây lương thực lớn thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và lúa nước. Ở Việt Nam, cây bắp được coi là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa.
Trong các loại bắp, bắp lai được trồng phổ biến nhất, chiếm 70% diện tích trồng bắp của cả nước với diện tích hơn 1 triệu ha.
Nhiều tỉnh phát triển bắp lai để tăng nguồn thức ăn cho gia súc và thủy sản. Bắp lai thích hợp trồng cả 3 vụ trong năm, không đòi hỏi kỹ thuật nhiều so với một số cây trồng khác, thời gian sinh trưởng ngắn. Trồng với kỹ thuật canh tác và bón phân tốt có thể lãi cao gấp đôi so với trồng lúa. Cơ cấu 2 vụ lúa 1 vụ màu, cây bắp lai thay thế lúa xuân hè hoặc hè thu rất hiệu quả, giúp không ít nông dân thoát nghèo.
Trước đây, bắp lai được khuyến cáo trồng mật độ 50.000 cây/ha với khoảng cách 80cm x 25cm. Tuy nhiên, do bắp lai có khả năng tăng năng suất khi tăng mật độ lên 60 - 70 ngàn cây/ha nên khoảng cách trồng có thể từ 60 – 75cm x 25cm.
Gieo hạt nảy mầm cần ngâm hạt 12 - 18 giờ, ủ 10 - 12 giờ nữa cho nảy mầm rồi mới đem gieo. Khi gieo xong cần phủ một lớp tro trấu trộn ít phân và phủ rơm rạ hoặc phủ bạt nylon lên trên. Chú ý tưới giữ ẩm liên tục cho đến khi mọc thành cây để hạn chế bị mất cây do độ ẩm đất ít hơn độ ẩm trong hạt. Gieo 1 hạt/hốc nếu giống nảy mầm tốt.
Bắp lai là cây trồng phàm ăn nên cần lượng phân lớn nhưng cần căn cứ vào hiệu quả kinh tế mà bón phân. Qua thí nghiệm cho thấy bón lượng phân đạm cao đến 400kg N/ha thì làm cho bắp đổ ngã và thất thu. Kết hợp các thí nghiệm khác về phân lân và kali, các chuyên gia khuyến cáo lượng phân bón cho bắp lai là 150 - 180kg N + 70 – 100kg P2O5 + (30 – 90kg K2O)/ha. Tương đương 300 – 400kg urea + 400 – 600kg super lân + 50 – 150kg KCl. Tuy nhiên để đạt năng suất cao, mức phân bón có thể tăng hơn một chút.
Chia làm 4 lần bón. Bón lót toàn bộ lượng lân ngay sau khi gieo hạt. Bón thúc lần 1 với 25% lượng đạm + 50% lượng kali vào lúc 12 - 15 ngày sau gieo (NSG). Thúc lần 2 với 50% đạm + 50% kali còn lại vào giai đoạn 30 - 35 NSG. Thúc lần 3 với 25% đạm vào giai đoạn 50 ngày NSG. Phân lân rải đều khắp ruộng, đạm và kali rải theo hàng kết hợp lúc vun gốc và tưới nước để tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Nếu có thể nên cuốc chôn phân sát theo hàng bắp. Nếu sử dụng phân hổn hợp cần tính toán đủ số lượng phân nguyên chất từng loại để bón.
Có thể bạn quan tâm

Thiếu đạm: Triệu chứng của cây bắp khi thiếu đạm là các lá dưới bắt đầu bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Vì đạm là một chất dinh dưỡng di động trong cây nên các dấu hiệu thiếu đạm sẽ chuyển dần lên các lá trên và các lá dưới sẽ chết trước. Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.

Trong việc trồng ngô theo mật độ, khoảng cách và kỹ thuật bón phân được quy định trên bao bì, anh Trần Xuân Cảnh ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có cách đặt mầm hạt nên chỉnh được hướng tán lá sau mọc và đạt hiệu quả cao.

Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Hiện tại trên thế giới năng suất kỷ lục của ngô là 212 tạ/ha (7,8 tạ/sào Bắc Bộ) và với năng suất này thì nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155kg N (337kg urê), 60kg P2O5 (360kg supe lân) và 115kg K2O (192kg kali clorua), còn nếu tính cho 1 sào Bắc Bộ thì với năng suất 220kg cần 12,5kg đạm urê, 13kg supe lân và 7kg kali clorua.

I. Đặc điểm: - Thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 - Chiều cao cây: 180 – 200 cm - Chiều cao đóng trái: 90 – 95 cm - Dạng hạt nửa đá, răng ngựa, màu vàng da cam

* Cách bón: phân chuồng vôi, phân lân bón lót toàn bộ. Làm cỏ bón phân lần 1: 10 – 12 ngày sau gieo, bón 1/4 lượng phân đạm,làm cỏ bón phân lần 2: sau gieo 22 – 25 ngày bón 1/2 lượng đạm và 3/4 lượng Kali, vun gốc cao. Bón phân lần 3: 45- 50 ngày sau gieo bón nốt lượng phân còn lại.