Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Sò Có Hiệu Quả Kinh Tế

Trồng Nấm Sò Có Hiệu Quả Kinh Tế
Ngày đăng: 19/11/2013

Trong 3 tháng qua, Trạm Khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) tổ chức trình diễn sản xuất nấm sò tại 2 điểm ở xã Trường Hòa và Trường Tây.

Nhằm chuyển giao mô hình làm kinh tế có hiệu quả cho nông dân áp dụng, trong 3 tháng qua, Trạm Khuyến nông huyện Hoà Thành tổ chức trình diễn sản xuất nấm sò (Bào Ngư) tại 2 điểm ở xã Trường Hòa và Trường Tây.

Ông Hồ Bảo Nhất, ngụ ấp Trường Thọ, xã Trường Hòa, người trực tiếp thực hiện cho biết: được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ 500 bịch phôi giống, ông tận dụng mái che sẵn có, dùng kẽm giăng thành hàng vuông góc rồi treo bịch phôi nấm bằng dây nilon theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trạm, sau đó dùng bạt phủ kín.

Sau 10 ngày tiến hành rạch bịch phôi và chăm sóc, tưới nước đều, có nhiệt kế theo dõi nhằm giữ độ ẩm cho nấm phát triển.

Hơn nửa tháng sau, bịch phôi giống bắt đầu ra nấm và cho thu hoạch thường xuyên, mỗi ngày trung bình khoảng 4-5 kg nấm, cao điểm có khi thu hoạch đến 25 kg nấm/ngày.

Sau 2 tháng thu hoạch, tổng sản lượng nấm thu được là 278kg, bán với giá bình quân 20.000 đồng/kg, ông Nhất thu về được 5 triệu 560 ngàn đồng, trừ chi phí ban đầu trên 2 triệu ông còn lãi khoảng 3,5 triệu đồng.

Ông Nhất cho biết, đây là mô hình mang lại kinh tế cho gia đình, có thu nhập hàng ngày, chi phí đầu tư ít, dễ làm, dễ chăm sóc, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình và thích hợp với quy mô sản xuất nông hộ.

Trong thời gian học tập, ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho 70 nông dân trong và ngoài mô hình, Trạm khuyến nông huyện còn đưa bà con đi tham quan học tập kinh nghiệm thực tế tại một số trang trại trồng nấm với số lượng lớn trong tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Cấm xuất chuồng 500 con heo có dư lượng chất tạo nạc Cấm xuất chuồng 500 con heo có dư lượng chất tạo nạc

Ngày 9.11, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh tổ chức kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm lại trên 500 con heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm, ở ấp 5, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

12/11/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi gà, nuôi cá Hiệu quả từ mô hình nuôi gà, nuôi cá

Là một huyện thuần nông, ngoài phát triển nghề rừng, trồng cây lương thực, những năm gần đây huyện An Lão (Bình Định) còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt… tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập kinh tế hộ.

12/11/2015
Nghề nuôi ong lấy mật ở Cầu Kè Nghề nuôi ong lấy mật ở Cầu Kè

Trước đây, nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phát triển rất mạnh, hàng năm cứ vào tháng 3 đến tháng 5, các hộ chuyên nuôi ong từ các tỉnh miền Đông hoặc tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long… sang tìm “đặt chỗ” với các nhà vườn trong huyện để nuôi ong lấy mật.

12/11/2015
Thịt heo vừa ngon và sạch Thịt heo vừa ngon và sạch

Thịt heo bẩn là một trong những nỗi lo thường trực của người tiêu dùng vì rất khó tránh trong các bữa ăn

12/11/2015
Làm giàu từ chăn nuôi động vật hoang dã Làm giàu từ chăn nuôi động vật hoang dã

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, những năm gần đây, nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm đã được nông dân chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

12/11/2015