Trồng Nấm Sò Có Hiệu Quả Kinh Tế

Trong 3 tháng qua, Trạm Khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) tổ chức trình diễn sản xuất nấm sò tại 2 điểm ở xã Trường Hòa và Trường Tây.
Nhằm chuyển giao mô hình làm kinh tế có hiệu quả cho nông dân áp dụng, trong 3 tháng qua, Trạm Khuyến nông huyện Hoà Thành tổ chức trình diễn sản xuất nấm sò (Bào Ngư) tại 2 điểm ở xã Trường Hòa và Trường Tây.
Ông Hồ Bảo Nhất, ngụ ấp Trường Thọ, xã Trường Hòa, người trực tiếp thực hiện cho biết: được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ 500 bịch phôi giống, ông tận dụng mái che sẵn có, dùng kẽm giăng thành hàng vuông góc rồi treo bịch phôi nấm bằng dây nilon theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trạm, sau đó dùng bạt phủ kín.
Sau 10 ngày tiến hành rạch bịch phôi và chăm sóc, tưới nước đều, có nhiệt kế theo dõi nhằm giữ độ ẩm cho nấm phát triển.
Hơn nửa tháng sau, bịch phôi giống bắt đầu ra nấm và cho thu hoạch thường xuyên, mỗi ngày trung bình khoảng 4-5 kg nấm, cao điểm có khi thu hoạch đến 25 kg nấm/ngày.
Sau 2 tháng thu hoạch, tổng sản lượng nấm thu được là 278kg, bán với giá bình quân 20.000 đồng/kg, ông Nhất thu về được 5 triệu 560 ngàn đồng, trừ chi phí ban đầu trên 2 triệu ông còn lãi khoảng 3,5 triệu đồng.
Ông Nhất cho biết, đây là mô hình mang lại kinh tế cho gia đình, có thu nhập hàng ngày, chi phí đầu tư ít, dễ làm, dễ chăm sóc, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình và thích hợp với quy mô sản xuất nông hộ.
Trong thời gian học tập, ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho 70 nông dân trong và ngoài mô hình, Trạm khuyến nông huyện còn đưa bà con đi tham quan học tập kinh nghiệm thực tế tại một số trang trại trồng nấm với số lượng lớn trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê giảm mạnh ngay từ đầu niên vụ 2013-2014 đã khiến cho nông dân trồng cà phê lo lắng và tính toán kỹ lưỡng để may ra hòa vốn hoặc bị lỗ càng ít càng tốt.

Nuôi cá nước lợ trong mùa bão lũ tuy phải đối mặt với rủi ro do thiên tai nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, gấp 1,5 lần so với nuôi thông thường.

Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Vào thời điểm này, nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bắt đầu thả nuôi vụ tôm càng xanh trên đất lúa, tổng diện tích thả giống gần 180ha.

Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.