Trồng Nấm Sạch Cho Thu Nhập Cao

Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.
Ban đầu với vốn kiến thức được học từ lớp dạy nghề trồng nấm do xã phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức, gia đình chị nhận thấy mô hình trồng nấm sạch rất phù hợp với điều kiện làm nông nghiệp. Không những tận dụng thời gian nông nhàn mà điều quan trọng việc mở rộng trồng nấm tận dụng được nguồn rơm rạ sẵn có.
Từ mô hình thủ công, mỗi lần gia đình chị sản xuất khoảng 1.000 bịch nấm, sau khi có kinh nghiệm cộng với hiệu quả mang lại, đến nay, gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất nấm với 1 lò sấy trị giá hơn 40 triệu đồng; xây mới 3 xưởng sản xuất nấm và tích trữ nhiều nguyên liệu trồng nấm như rơm, mùn cưa, củi để đốt cho khâu sấy bịch nấm…
Theo chị, quy trình trồng nấm đòi hỏi người trồng phải có kiến thức, nắm chắc từng bước, trong các bước thì vấn đề vệ sinh, diệt khuẩn là quan trọng nhất, quyết định đến năng suất nấm.
Bắt đầu từ khâu ủ rơm, ngâm nước vôi, để ráo nước, 3 ngày đảo một lần rồi cho ra băm và ủ với mùn cưa. Khi đóng bịch không quá chặt để tạo độ thoáng cho nấm phát triển thuận lợi. Tiếp đó là bước sấy trong 12 tiếng, nhằm bảo đảm độ sạch bệnh, tiệt trùng.
Cuối cùng là tra giống và khi nấm ăn trắng thì treo và chăm sóc đúng kỹ thuật. Theo chị Nguyễn Thị Toàn, khâu sấy rất quan trọng, tỷ lệ cho nấm sẽ cao hơn nhiều so với làm thủ công. Từ lợi ích của lò sấy nấm nên hiện nay gia đình chị có thể sản xuất nấm quanh năm, thay vì 3 tháng như trước kia.
Trong xưởng sản xuất của gia đình chị hiện nay có khoảng 3.000 bịch nấm, lần lượt các lứa nấm kế tiếp sinh sôi. Mỗi ngày chị thu được từ 20-30 kg nấm, với giá bán ra thị trường từ 35.000 đ/kg trở lên. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình chị thu được từ 120 đến 130 triệu đồng.
Sản xuất nấm không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân mà còn giúp thị trường tiêu dùng có nguồn thực phẩm sạch, không thuốc hóa học trong quy trình sản xuất, bởi nấm là cây ưa sạch. Sản phẩm nấm bảo đảm an toàn và dinh dưỡng cao. Chị cho biết, hiện nay trên thị trường nhu cầu về nấm rất lớn, có thể bán buôn, bán lẻ nên vấn đề tiêu thụ không khó khăn.
Nguồn bài viết: http://baobacninh.com.vn/news_detail/84963/trong-nam-sach-cho-thu-nhap-cao.html
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương (Lào Cai) được Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái thuộc Đại học Lâm nghiệp cung cấp 3 kg hạt giống cây quang bì. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức gieo ươm, sản xuất được 1.650 cây giống, trồng trên diện tích 1,5 ha tại thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương.

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.

Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.

Hiện nay, nhiều cây lấy hạt ở Việt Nam đã đạt đỉnh cao về kinh tế (như cà phê, hồ tiêu...) lại đang phải đối diện với thách thức do sự già cỗi của các vườn cây. Trong bối cảnh ấy, cây macca nổi lên như một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao với ưu thế vòng đời lên đến hơn 60 năm.

Lý giải về hiện tượng này, ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vân Canh, cho biết: Năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, sâu đục thân hại chuối, cộng với áp thấp nhiệt đới xảy ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua, đã gây thiệt hại gần 50% diện tích chuối tết của người dân địa phương.