Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Rơm Trên Mùn Cưa Ở Đà Nẵng

Trồng Nấm Rơm Trên Mùn Cưa Ở Đà Nẵng
Ngày đăng: 11/09/2012

Đây là mô hình sản xuất mới không chỉ giúp cho sản phẩm sạch sẽ, an toàn và có giá trị dinh dưỡng, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm nghề.

Nói đến sản xuất nấm rơm trên mùn cưa có hiệu quả nhất phải kể đến gia đình chị Vũ Thị Kim Liên (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà - Đà Nẵng). Đến nhà chị, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi quy mô mà chị đã đầu tư cho trang trại nấm của mình, khi nhìn khoảng 7.000 bịch nấm rơm đang vào kỳ thu hoạch. Với mỗi ngày xuất bán, chị thu về từ 300 - 500 nghìn đồng, trừ các khoản chi phí, tính ra mỗi năm lãi khoảng 140 - 150 triệu đồng.

Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm đạt hiệu quả cao, chị Liên cho biết: Bí quyết nằm ở cách pha trộn nguyên liệu. Sử dụng rơm, rạ trộn với mùn cưa giúp kéo dài thời gian thu hoạch nấm thêm 2 - 3 lứa/vụ trồng. Khi trồng nấm rơm, chị pha trộn một số phụ phẩm khác là bột bắp, cám, bột nổi với tỷ lệ thích hợp. Để trồng nấm rơm trên mùn cưa, phải lấy mùn cưa từ cây gỗ tạp, không có chất dầu mới có thể hút độ ẩm. Mùn cưa trước khi sử dụng phải được phơi khô, sàng lọc. Khâu tiếp theo là trộn mùn cưa với nước vôi hoặc vôi bột ủ khoảng 1 tuần.

Mùn cưa sau khi xử lý sẽ được vớt ra, trộn với phụ phẩm tạo đủ độ ẩm để đóng bịch, sau đó đưa ra cấy giống. Sau khi cấy nấm, túi nilon phải được cột chặt miệng, treo thành chùm trên giàn. Khoảng 3 ngày sau sợi nấm sẽ mọc lan ra trong mỗi bịch. Thời điểm bịch nấm trắng toát như bông, dùng dao lam rạch 3 - 4 đường xung quanh bịch để sau vài ngày, nấm sẽ mọc ra. Khi nấm nhô lên 2 - 3cm là có thể thu hoạch, sau đó lại tiếp tục rạch các vết khác cho đợt thu hoạch tiếp theo. 
Chị Liên nhận định, trồng nấm rơm trên mùn cưa cho năng suất hơn trồng nấm rơm trên rơm. Nấm rơm trên rơm thời gian ủ dài nhưng lại cho thu hoạch ngắn, chỉ khoảng 2 tuần. Còn trồng nấm rơm trên mùn cưa thời gian ủ ngắn nhưng lại cho thu hoạch lâu hơn, khoảng từ 4 - 5 tháng. Để có nấm thu hoạch đều trong suốt vụ, phải trồng gối đầu theo chu kỳ thời gian. Cách trồng nấm của chị Liên đã đem lại năng suất cao gấp 3 lần so với trồng thông thường. Trong các siêu thị BigC, Co.opMart và nhiều chợ trên địa bàn đều có sản phẩm nấm của chị Liên. 
Mô hình trồng nấm của gia đình chị Liên đã mở ra hướng làm ăn mới cho người dân địa phương. Ông Bùi Tấn Tài, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thọ Quang cho biết: “Hội Nông dân phường đang tích cực tuyên truyền tới tất cả các hội viên để mở rộng mô hình trồng nấm trên mùn cưa, nhằm tạo bước phát triển mới, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, trại trồng nấm rơm của chị Liên được xem là mô hình thí điểm”.


Có thể bạn quan tâm

Tây Ninh tập trung phát triển cây mì thành cây trồng chủ lực Tây Ninh tập trung phát triển cây mì thành cây trồng chủ lực

Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, sở đang tiến hành rà soát tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (nhất là ngành trồng trọt), nhằm xác định quy mô từng loại cây trồng, hướng đến phát triển cây trồng chủ lực là cây khoai mì.

26/08/2015
Trên 31.000ha thực hiện cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ vụ lúa hè thu Trên 31.000ha thực hiện cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ vụ lúa hè thu

Theo thống kê, cánh đồng liên kết vụ hè thu năm 2015 được thực hiện ở 10 huyện, thị với diện tích 31.378,1ha/44.826ha kế hoạch đạt 70%, có trên 16.000 hộ tham gia.

26/08/2015
Lúa đầu vụ giá thấp Lúa đầu vụ giá thấp

Tính đến thời điểm hiện nay, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt hạn đầu vụ nên năng suất lúa đạt thấp, trung bình từ 6 - 6,5 trấn/hécta, có khu vực chỉ đạt 4 tấn/hécta.

26/08/2015
Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển cây keo lai Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển cây keo lai

5 năm trở lại đây, nhờ cây keo có giá nên diện tích cây keo ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã tăng lên đáng kể, nhiều nhất là ở xã Khánh Nam. Một số diện tích đất rẫy đất đồi trước đây trồng bắp, mì kém hiệu quả kinh tế bà con đã chuyển sang trồng keo, đưa diện tích cây keo lại toàn xã hiện nay lên khoảng 1.000 ha, cao nhất huyện.

26/08/2015
Bắc Hà (Lào Cai) chú trọng phát triển giống cây ăn quả chất lượng cao Bắc Hà (Lào Cai) chú trọng phát triển giống cây ăn quả chất lượng cao

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây ăn quả ôn đới, trong đó có các loại cây ăn quả đặc sản, như mận, đào, lê…

26/08/2015