Trồng nấm rơm thu nhập khá

Anh Phan Hoàng Thanh ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trồng 1.300 m2 nấm rơm chia sẻ:
"Tui làm nghề trồng nấm rơm hơn 3 năm. Sau khi thu hoạch lúa thì mua rơm chất thành ụ để trồng nấm. Chịu khó thu mua rơm dự trữ để có thể trồng nấm cả mùa nắng lẫn mùa mưa. Nghề này cho thu nhập khá vì thị trường tiêu thu mạnh".
Còn anh Nguyễn Văn Phú ở xã Bình Thạnh, Hồng Ngự chia sẻ, sau trồng khoảng 15 ngày bắt đầu thu hoạch. Nếu như nấm trúng, thu đến 20 ngày mới hết.
Vụ này anh chất 3.000 m2 nấm rơm bán với giá trên 45.000 đ/kg cho lãi hàng chục triệu đồng.
Nấm rơm sau khi thu hoạch được thương lái đến tận nơi thu mua. Hiện giá nấm tăng cao là do diện tích, sản lượng giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng và chế biến XK tăng mạnh.
Ông Nguyễn Văn Lợi ở cùng huyện, có hơn 15 năm trong nghề trồng nấm rơm cho biết, trồng nấm rơm lợi nhuận cao, bình quân mỗi ha thu hoạch 10 - 12 tấn, sau khi trừ chi phí cho lãi 100 - 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của VASEP, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt 6,9 tỉ USD, trong đó tôm xuất khẩu đạt 3 tỉ USD; cá tra 1,6 tỉ USD và hải sản khoảng 2,2 tỉ USD.

Phú Yên có các vùng nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích hơn 3.000ha và hàng chục ngàn lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú, cá hồng… mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân địa phương.

Với nguồn tài nguyên biển đa dạng, phong phú, từ nhiều năm nay, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa.

Từ đầu Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 đến nay, ngư dân trên địa bàn hai xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) trúng đậm tôm hùm giống (ngư dân quen gọi là tôm nhí).

Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn dẫn đầu về NK tôm Việt Nam với giá trị đạt trên 600 triệu USD/năm. Quy định kiểm tra ETQ đã khiến nước này xuống vị trí thứ 2 về NK tôm Việt Nam sau Mỹ trong năm 2013.