Trồng nấm rơm thu nhập khá

Anh Phan Hoàng Thanh ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trồng 1.300 m2 nấm rơm chia sẻ:
"Tui làm nghề trồng nấm rơm hơn 3 năm. Sau khi thu hoạch lúa thì mua rơm chất thành ụ để trồng nấm. Chịu khó thu mua rơm dự trữ để có thể trồng nấm cả mùa nắng lẫn mùa mưa. Nghề này cho thu nhập khá vì thị trường tiêu thu mạnh".
Còn anh Nguyễn Văn Phú ở xã Bình Thạnh, Hồng Ngự chia sẻ, sau trồng khoảng 15 ngày bắt đầu thu hoạch. Nếu như nấm trúng, thu đến 20 ngày mới hết.
Vụ này anh chất 3.000 m2 nấm rơm bán với giá trên 45.000 đ/kg cho lãi hàng chục triệu đồng.
Nấm rơm sau khi thu hoạch được thương lái đến tận nơi thu mua. Hiện giá nấm tăng cao là do diện tích, sản lượng giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng và chế biến XK tăng mạnh.
Ông Nguyễn Văn Lợi ở cùng huyện, có hơn 15 năm trong nghề trồng nấm rơm cho biết, trồng nấm rơm lợi nhuận cao, bình quân mỗi ha thu hoạch 10 - 12 tấn, sau khi trừ chi phí cho lãi 100 - 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Phú Lương đã từng bước đưa những giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao.

Anh Võ Kim Hùng là một thanh niên trẻ nhiệt tình, năng nổ trong các phong trào phát triển kinh tế của địa phương.

Nghề nuôi cá đặc sản trở thành nguồn thu nổi bật của xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, với tổng doanh thu lên đến hơn 40 tỷ đồng/năm.

Trên đỉnh núi mây mù bao phủ, anh Phượng dốc hầu bao, tiên phong xây bể nuôi cá tầm, cá hồi. Sau 2 năm, anh thành công ngoài mong đợi.

Trên những triền núi cao hay những dòng suối nhỏ dưới chân núi, người dân huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) xây bể, đào ao thả cá, dựng nên nhiều mô hình hiệu quả.