Trồng nấm rơm thu nhập khá

Anh Phan Hoàng Thanh ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trồng 1.300 m2 nấm rơm chia sẻ:
"Tui làm nghề trồng nấm rơm hơn 3 năm. Sau khi thu hoạch lúa thì mua rơm chất thành ụ để trồng nấm. Chịu khó thu mua rơm dự trữ để có thể trồng nấm cả mùa nắng lẫn mùa mưa. Nghề này cho thu nhập khá vì thị trường tiêu thu mạnh".
Còn anh Nguyễn Văn Phú ở xã Bình Thạnh, Hồng Ngự chia sẻ, sau trồng khoảng 15 ngày bắt đầu thu hoạch. Nếu như nấm trúng, thu đến 20 ngày mới hết.
Vụ này anh chất 3.000 m2 nấm rơm bán với giá trên 45.000 đ/kg cho lãi hàng chục triệu đồng.
Nấm rơm sau khi thu hoạch được thương lái đến tận nơi thu mua. Hiện giá nấm tăng cao là do diện tích, sản lượng giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng và chế biến XK tăng mạnh.
Ông Nguyễn Văn Lợi ở cùng huyện, có hơn 15 năm trong nghề trồng nấm rơm cho biết, trồng nấm rơm lợi nhuận cao, bình quân mỗi ha thu hoạch 10 - 12 tấn, sau khi trừ chi phí cho lãi 100 - 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nhu cầu tưới nước phục vụ cho 202.166 ha cây trồng, trong đó có cà phê, ở các tỉnh Tây Nguyên rất cấp bách.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) vừa cho biết, chỉ trong ba năm (từ năm 2012 - 2014) sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đã tăng 7,5 lần.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu các mặt hàng nông sản liên tục giảm, các nhà kinh tế cho rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong thời gian tới do những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới như đối thủ cạnh tranh phá giá đồng tiền.

Trong khi nhiều nơi nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa bỏ ao, tạm dừng thả giống vì thua lỗ thì vùng nuôi tại xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh lại thắng lớn.