Trồng nấm nghề mới ở Tân Kỳ Nghệ An

Cuối năm 2013, được sự hỗ trợ của Viện công nghệ sinh học, Bộ Khoa học công nghệ, gia đình chị Vũ Thị Lĩnh ở xóm 1, xã Kỳ Tân đã mạnh dạn đứng ra vay vốn, thuê đất nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm thương phẩm.
Với lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ, sau một năm vừa xây dựng, vừa sản xuất, cơ sở đã cung ứng ra thị trường hàng chục vạn bịch phôi giống, hơn 1 tấn mộc nhĩ khô cùng nhiều loại nấm tươi khác.
Mùn cưa - nguyên liệu chính sản xuất nấm đang được xử lý, sàng lọc.
Mùn cưa được đóng gói thành bịch để xử lý vô trùng.
Các bịch phôi giống nấm được đưa vào buồng kỹ thuật xử lý vô trùng.
Kỹ sư Vũ Thị Lĩnh - đại diện sở sở sản xuất nấm cho biết: tiềm năng sản xuất nấm ở Tân Kỳ rất lớn. Huyện có các loại gỗ tự nhiên có thể làm phôi giống nấm rất tốt nhưng chưa khai thác, tận dụng hết.
Hiện tại, để có nguyên liệu, cơ sở đang phải mua từ các huyện vùng Phủ Quỳ trong khi một lượng không nhỏ mùn cưa (nguyên liệu chính để làm nấm) từ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn đang bị bỏ đi.
Thế nhưng, do tâm lý người dân còn e ngại và sự phối hợp giữa đơn vị cung ứng giống và địa phương còn hạn chế nên việc nhân rộng mô hình nấm trên địa bàn Tân Kỳ đang gặp khó khăn và chưa có nhiều mô hình vệ tinh.
Nấm sò tươi - sản phẩm chủ lực của cơ sở sản xuất nấm tại Tân Kỳ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Thức - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ đánh giá:
Thời gian qua, huyện đã kết nối với cơ sở để nhân rộng mô hình cho bà con nông dân. Thành công của mô hình nấm tại xóm 1, xã Kỳ Sơn đã chứng minh triển vọng đầu ra của sản phẩm nấm rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh rầy nâu gây hại trên diện rộng, nhưng năng suất lúa bình quân vẫn đạt 8,62 tấn/ha. Trừ chi phí, nông dân lãi từ 23 đến 24 triệu đồng mỗi ha

Điển hình như hộ ông Hồ Văn Lập (Ba Lập), ngụ tại ngọn (đầu nguồn) rạch Cầu Ván thuộc địa bàn ấp 4, xã Cẩm Sơn. Trong những năm qua, ông là người nhạy bén trong việc chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa bấp bênh sang lập vườn trồng chuyên canh mít mang lại hiệu quả cao

Đạ Huoai, vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất ở Lâm Đồng, đang tiếp tục bị thiệt hại nặng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra trên diện rộng. Đáng chú ý, hiện tượng bệnh nấm gây hại tại hầu hết tám xã và hai thị trấn của huyện đã kéo dài hơn 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được

Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng

Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...