Trồng nấm nghề mới ở Tân Kỳ Nghệ An

Cuối năm 2013, được sự hỗ trợ của Viện công nghệ sinh học, Bộ Khoa học công nghệ, gia đình chị Vũ Thị Lĩnh ở xóm 1, xã Kỳ Tân đã mạnh dạn đứng ra vay vốn, thuê đất nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm thương phẩm.
Với lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ, sau một năm vừa xây dựng, vừa sản xuất, cơ sở đã cung ứng ra thị trường hàng chục vạn bịch phôi giống, hơn 1 tấn mộc nhĩ khô cùng nhiều loại nấm tươi khác.
Mùn cưa - nguyên liệu chính sản xuất nấm đang được xử lý, sàng lọc.
Mùn cưa được đóng gói thành bịch để xử lý vô trùng.
Các bịch phôi giống nấm được đưa vào buồng kỹ thuật xử lý vô trùng.
Kỹ sư Vũ Thị Lĩnh - đại diện sở sở sản xuất nấm cho biết: tiềm năng sản xuất nấm ở Tân Kỳ rất lớn. Huyện có các loại gỗ tự nhiên có thể làm phôi giống nấm rất tốt nhưng chưa khai thác, tận dụng hết.
Hiện tại, để có nguyên liệu, cơ sở đang phải mua từ các huyện vùng Phủ Quỳ trong khi một lượng không nhỏ mùn cưa (nguyên liệu chính để làm nấm) từ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn đang bị bỏ đi.
Thế nhưng, do tâm lý người dân còn e ngại và sự phối hợp giữa đơn vị cung ứng giống và địa phương còn hạn chế nên việc nhân rộng mô hình nấm trên địa bàn Tân Kỳ đang gặp khó khăn và chưa có nhiều mô hình vệ tinh.
Nấm sò tươi - sản phẩm chủ lực của cơ sở sản xuất nấm tại Tân Kỳ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Thức - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ đánh giá:
Thời gian qua, huyện đã kết nối với cơ sở để nhân rộng mô hình cho bà con nông dân. Thành công của mô hình nấm tại xóm 1, xã Kỳ Sơn đã chứng minh triển vọng đầu ra của sản phẩm nấm rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Xác định cây chuối là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nên những năm gần đây diện tích trồng chuối ở xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tăng lên rất nhanh. Cuối năm 2012, toàn xã trồng được 1.000 ha thì đến những tháng đầu năm 2013 nhân dân đã trồng mới thêm 62 ha, nâng tổng diện tích cây chuối trên địa bàn lên 1.062 ha.

Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.

Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.