Trồng nấm linh chi thêm thu nhập

Sinh ra tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, anh theo cha mẹ vào sinh sống tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Qua tham khảo, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ nấm trên thị trường cao nên gia đình đầu tư nuôi trồng 7.000 bịch nấm sò. Lứa nấm đầu tiên cho thu nhập hơn 10 triệu đồng. Sau đó, gia đình anh mở rộng trồng thêm nấm mèo, bào ngư và linh chi. Năm 2010, gia đình anh đầu tư 400 triệu đồng mua 6 sào đất tại ấp 4, xã Tân Lập thành lập công ty và giao anh quản lý. Công ty hiện đang nuôi trồng 40 ngàn bọc nấm linh chi.
Theo anh Thành, quy trình cấy phôi giống nấm linh chi khá kỳ công. Mùn cưa để sản xuất nấm phải lấy từ gỗ thân mềm, không có tinh dầu và độc tố. Mùn cưa được trộn với cám gạo, bột bắp, nước sạch, nước vôi, ủ từ 15 - 20 ngày, sau đó trộn thêm các phụ gia đóng vào túi, mỗi túi có trọng lượng từ 1,1 - 1,4kg rồi đưa vào thanh trùng. Lấy hom mì đã được xử lý cấy vào bịch, hom mì làm phôi giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm mốc, vi khuẩn, nấm độc... Sau đó là giai đoạn ươm giống, nhà ươm phải sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75 - 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ từ 20 - 30oC. Theo anh Thành, mỗi bịch giống thu lời hơn 1.000 đồng. Với 40 ngàn bịch nấm hiện có, anh Thành dự kiến thu nhập khoảng 40 triệu đồng, một năm có thể trồng từ 2 - 3 vụ.
Tuy nhiên, công ty chủ yếu sản xuất giống và bán cho cơ sở trồng nấm. Mỗi tháng anh xuất khoảng 150 ngàn bọc với giá 45 triệu đồng, một năm cho thu nhập trên 400 triệu đồng từ bán giống. Anh Thành cho biết nấm linh chi chủ yếu bán cho các cơ sở chế biến thuốc bắc tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Lê Hà Minh Chương, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Đồng Phú cho biết: Nấm linh chi có thể phát triển tốt trên địa bàn huyện Đồng Phú. Trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc trồng nấm, trong đó có nấm linh chi là hướng giải quyết việc làm hữu hiệu, góp phần tăng thu nhập. Tuy nhiên, vốn đầu tư trồng nấm linh chi cũng khá lớn.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.