Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Linh Chi Mô Hình Hay

Trồng Nấm Linh Chi Mô Hình Hay
Ngày đăng: 27/02/2014

Khoảng vài tháng trở lại đây, trên địa bàn xã Nhơn Phú (Mang Thít - Vĩnh Long) xuất hiện mô hình trồng nấm linh chi. Bước đầu đạt hiệu quả khá và được xem là mô hình phát triển kinh tế hay từ một số hộ nông dân quyết đoán, quyết làm…

Từ những đợt tham quan, hội thảo

Không phải ngẫu nhiên mà mô hình trồng nấm linh chi xuất hiện ở xã Nhơn Phú, mô hình có thể xem lần đầu xuất hiện trên địa bàn huyện Mang Thít.

Chúng tôi tìm đến nhà của cô Đào (ấp Phú Thạnh B) thì được biết, thông qua chính quyền xã, có đơn vị mời dự tham quan các mô hình ở các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau,… và thông qua các buổi dự thảo nên gia đình quyết định chuyển hướng trồng thử.

Hiện tại, gia đình của cô Đào có 4.000 phôi nấm được trồng trên diện tích chỉ khoảng gần 40m2. Cô cho biết, lúc trước gia đình làm lò gạch, nhưng từ lúc nghề gạch không còn sung túc thì bắt đầu chuyển qua chăn nuôi, trồng trọt.

Vào trước Tết Nguyên đán, sau khi đi tham quan, dự hội thảo về kỹ thuật trồng nấm linh chi, thấy hay nên quyết định trồng thử. Đến nay, chỉ còn khoảng 15 ngày nữa là thu hoạch đợt đầu tiên.

Điều thuận lợi cho các hộ trồng nấm linh chi là bên cung cấp phôi giống sẽ trang bị kiến thức kỹ thuật, cử cán bộ xuống hướng dẫn làm nơi nuôi trồng, về độ ẩm, ánh sáng,… đều được hướng dẫn.

Đứng kế bên, chú Út Được- chồng cô Đào cho biết: Không cần diện tích lớn, gia đình có thể tận dụng các trại gạch cũ, gia cố lại để sử dụng nơi trồng nấm. Công chăm sóc để nấm linh chi phát triển không cần nhiều, mỗi ngày chỉ cần tưới nước 2 lần và đảm bảo độ ẩm, ánh sáng đúng kỹ thuật,… là cây nấm có thể phát triển tốt. Do đó có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm việc khác… Hiện cũng đang hoàn thiện chỗ trồng mới đáp ứng đủ cho khoảng 10.000 phôi nấm.

Tìm đến nhà chị Loan (ấp Phú Thọ) để tìm hiểu về mô hình, chị cho biết, bên cung cấp phôi giống với giá 10.000 đ/phôi. Mỗi phôi sẽ cho ra 3 đợt nấm. Đợt 1 khoảng từ 50- 60 ngày, đợt 2 và 3 khoảng 30 ngày.

Các đợt liên tiếp nhau, cứ thu hoạch rồi nấm tự phát triển tiếp. Trung bình 70 phôi sẽ cho ra 1kg nấm linh chi khô, với giá thành hiện nay bên cung cấp giống thu vào là 500.000 đ/kg.

Do đó, nếu tính kỹ đợt đầu tiên có thể sẽ “hòa vốn, đợt 2 và 3 sẽ bắt đầu cho lợi nhuận… Hiện trại nấm linh chi của chị Loan cũng sắp đến ngày thu hoạch đợt đầu tiên. Khi nghiên cứu với các tài liệu cũng như tiêu chuẩn nấm, chị Loan cười tươi đánh giá: Nấm của chị đạt loại 1 gần như 100%.

Sản xuất cần ổn định

Hiện nay trên địa bàn xã Nhơn Phú có khoảng 11 hộ tham gia trồng nấm linh chi, với tổng số phôi nấm đang trồng và đăng ký mới khoảng 28.500 phôi, trải đều khắp các ấp. Có hộ đang trồng cao nhất là 4.000 phôi, hộ thấp nhất cũng 500 phôi, có hộ đã đăng ký trồng mới 10.000 phôi.

Chị Loan cho biết, do mới làm lần đầu nên chị đầu tư chỉ 2.000 phôi, nếu thuận lợi sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu mở rộng mô hình.

Mô hình trồng nấm linh chi không chỉ cho nấm mà các hộ trồng nấm còn có thể thu hoạch bào tử (giống như dạng bột, thu hoạch xong phải phơi khô để bào quản- PV). Hiện nay, mỗi ký bào tử được thu mua với giá từ 3- 5 triệu đồng. Như vậy, thu nhập tăng thêm ở các mô hình là rất đáng kể…

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Phú Đặng Ngọc Thảo, xã đã kết hợp để tổ chức 2 cuộc hội thảo, mời nông dân đến dự. Qua đó, một số hộ bước đầu cũng mạnh dạn đầu tư trồng thử. Hiện có một số hộ đã thu hoạch, một số thì chuẩn bị thu hoạch đợt đầu tiên. Bước đầu đánh giá, mô hình hay, đạt hiệu quả và sắp tới sẽ có những bước đánh giá cụ thể, nếu được sẽ triển khai nhân rộng…

Tuy hiện nay được bao tiêu sản phẩm nấm với giá cao, bà con nông dân có thể yên tâm sản xuất, cho lợi nhuận kinh tế khá. Song không ít người trồng cũng lo ngại về đầu ra trong tương lai.

Một nông dân có mô hình ở ấp Phú Thọ cho rằng, đầu ra sản phẩm là điều kiện đảm bảo để người trồng nấm yên tâm. Cho nên, rút kinh nghiệm từ các loại nông sản khác vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường, thương lái, thì mô hình trồng nấm linh chi mới mở rộng, phát triển, mở ra điều kiện kinh tế cho bà con nông dân…

Nhiều hộ trồng nấm linh chi không chỉ mạnh dạn đầu tư trồng thử mà còn thí nghiệm trồng “kèm” nấm bào ngư. Qua đó, có thể so sánh mức lợi nhuận, kỹ thuật trồng, thị trường,…

Khi chúng tôi tìm đến một số hộ có mô hình, song song với hàng ngàn phôi nấm linh chi là vài trăm phôi nấm bào ngư. Ngoài ra, một số hộ còn tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu qua sách, báo, thậm chí là mạng Internet… về các loại nấm này.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi hồng Quang Tiến đang hái ra tiền Bưởi hồng Quang Tiến đang hái ra tiền

Tháng 9, đặt chân đến khối Trung Nghĩa và Dốc Cao, thuộc phường Quang Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An, hẳn ai cũng phải ngỡ ngàng thán phục, bởi vụ bưởi hồng năm nay nhà nào cũng "hái" được hàng trăm triệu đồng.

27/09/2016
Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Không những vậy, mỗi năm anh còn giúp đỡ hàng trăm hộ có công ăn việc làm, có thu nhập...

27/09/2016
Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

27/09/2016
Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

27/09/2016
Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn

Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

27/09/2016