Trồng Nấm Bào Ngư Được Đảm Bảo Đầu Vào, Bao Tiêu Đầu Ra

Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.
Thời gian gần đây, nơi đây đã xuất hiện mô hình trồng nấm bào ngư theo hình thức khép kín từ đảm bảo chất lượng đầu vào (phôi nấm) đến đảm bảo đầu ra sản phẩm nấm cho người trồng.
Cụ thể, hiện tại có một nhóm người đã đứng ra đảm nhận việc cung ứng phôi nấm chất lượng với giá cả hợp lý và bảo hành từ 20 ngày đến 1 tháng (thời gian phôi phát triển thành nấm; khi nấm xảy ra sự cố, các bên ngồi lại cùng xác định nguyên nhân để có mức hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, rủi ro với người trồng);
Hỗ trợ kỹ thuật làm trại, kỹ thuật chăm sóc nấm cho người trồng; sản phẩm nấm sản xuất ra của hộ dân đảm bảo được mua hết và không thấp hơn giá sàn. Mô hình sản xuất nấm khép kín này đang được người dân quan tâm mở rộng quy mô sản xuất nấm.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

9 tháng đầu năm, Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chăm sóc, nuôi giữ 8 loài cá bố mẹ gồm lăng nha, chép, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, trê, rô phi, ếch.

“Vụ lúa trên đất nuôi tôm chỉ nên sản xuất ở những nơi đủ điều kiện, đừng quá rập khuôn theo kế hoạch để rồi dẫn đến thiệt hại không đáng có”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.

Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương năm 2015, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang triển khai mô hình “Nuôi thâm canh lươn đồng”, nhằm giúp nông dân tiếp cận với biện pháp nuôi lươn kỹ thuật mới.

Thực hiện phong trào chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, ngành Thuỷ sản Bắc Ninh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.