Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Mướp Hương Lãi Cao

Trồng Mướp Hương Lãi Cao
Ngày đăng: 19/02/2011

Trước đây, gia đình anh Thanh cùng với những anh em ruột chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như: bắp, lúa, đậu để giải quyết cuộc sống hằng ngày. Sau khi trồng thử nghiệm một vài dây mướp hương, anh nhận thấy cây phát triển rất mạnh, năng suất cao và nhất là hương vị rất thơm. Từ đó, anh quyết tâm đầu tư trồng loại cây này và đến nay đã mở rộng được 1 hécta để cung cấp cho thị trường.

Anh Thanh cho biết, trồng mướp chăm sóc khá đơn giản, dây mướp hương ít bị sâu bệnh nên ít tốn chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, theo anh Thanh, mức đầu tư ban đầu làm giàn cho mướp leo khá cao khoảng 50 triệu đồng/hécta (giàn mướp có thể sử dụng được từ 4 đến 5 năm). Sau khi xuống giống 45 ngày, mướp bắt đầu cho thu hoạch hàng ngày với năng suất khoảng 1 tấn/hécta và thời gian thu hoạch kéo dài trong vòng 3 tháng. Với giá mướp hiện nay khoảng 3.000 đồng/kg, mỗi ngày gia đình anh Thanh có thu nhập 3 triệu đồng. Riêng vụ đông – xuân mướp có giá khá cao từ 5 đến 6 ngàn đồng/kg. Mỗi năm nông dân có thể trồng 2 vụ mướp trên cùng một diện tích sau khi đã đầu tư làm giàn.

Từ thành công mô hình trồng mướp của anh Thanh, nhiều nông dân trong xã đã đến tham quan, học hỏi làm theo. Ông Trần Ngọc Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhận xét: “Bên cạnh mô hình trồng mướp xen canh, nông dân Xuân Hiệp còn tận dụng những diện tích đất trống để trồng mướp hương, nâng cao thu nhập. Đây là mô hình canh tác tuy không mới nhưng nếu được nông dân đầu tư đúng mức sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần giảm bớt khó khăn khi một số cây trồng và vật nuôi bị dịch bệnh, rớt giá.”


Có thể bạn quan tâm

Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

24/09/2012
Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

15/07/2012
Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

15/07/2012
Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

28/09/2012
Sử Dụng Khoai Ngọt Làm Thức Ăn Cho Cá Rô Phi Sử Dụng Khoai Ngọt Làm Thức Ăn Cho Cá Rô Phi

Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.

16/07/2012