Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Mướp Hương Lãi Cao

Trồng Mướp Hương Lãi Cao
Ngày đăng: 19/02/2011

Trước đây, gia đình anh Thanh cùng với những anh em ruột chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như: bắp, lúa, đậu để giải quyết cuộc sống hằng ngày. Sau khi trồng thử nghiệm một vài dây mướp hương, anh nhận thấy cây phát triển rất mạnh, năng suất cao và nhất là hương vị rất thơm. Từ đó, anh quyết tâm đầu tư trồng loại cây này và đến nay đã mở rộng được 1 hécta để cung cấp cho thị trường.

Anh Thanh cho biết, trồng mướp chăm sóc khá đơn giản, dây mướp hương ít bị sâu bệnh nên ít tốn chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, theo anh Thanh, mức đầu tư ban đầu làm giàn cho mướp leo khá cao khoảng 50 triệu đồng/hécta (giàn mướp có thể sử dụng được từ 4 đến 5 năm). Sau khi xuống giống 45 ngày, mướp bắt đầu cho thu hoạch hàng ngày với năng suất khoảng 1 tấn/hécta và thời gian thu hoạch kéo dài trong vòng 3 tháng. Với giá mướp hiện nay khoảng 3.000 đồng/kg, mỗi ngày gia đình anh Thanh có thu nhập 3 triệu đồng. Riêng vụ đông – xuân mướp có giá khá cao từ 5 đến 6 ngàn đồng/kg. Mỗi năm nông dân có thể trồng 2 vụ mướp trên cùng một diện tích sau khi đã đầu tư làm giàn.

Từ thành công mô hình trồng mướp của anh Thanh, nhiều nông dân trong xã đã đến tham quan, học hỏi làm theo. Ông Trần Ngọc Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhận xét: “Bên cạnh mô hình trồng mướp xen canh, nông dân Xuân Hiệp còn tận dụng những diện tích đất trống để trồng mướp hương, nâng cao thu nhập. Đây là mô hình canh tác tuy không mới nhưng nếu được nông dân đầu tư đúng mức sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần giảm bớt khó khăn khi một số cây trồng và vật nuôi bị dịch bệnh, rớt giá.”


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đến Mặt Hàng Cao Su Sản Xuất Lốp Ô Tô Hướng Đến Mặt Hàng Cao Su Sản Xuất Lốp Ô Tô

Nếu sắp tới không mưa nhiều, không gió bão thì vùng cao su ở Đức Linh, Tánh Linh năm nay khả năng trúng mùa. Tuy nhiên, không có tín hiệu nào để người trồng cao su ở đây hy vọng giá mủ sẽ lên (trong thời gian cạo kéo dài) từ nay đến tết.

19/09/2014
Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng “Chào Hàng” Thị Trường Hà Nội Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng “Chào Hàng” Thị Trường Hà Nội

Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.

19/09/2014
Thực Hiện Nghị Định 67/2014 Những Ngư Dân Đón Đầu Cơ Hội Thực Hiện Nghị Định 67/2014 Những Ngư Dân Đón Đầu Cơ Hội

Chúng tôi trở lại cơ sở đóng tàu Lộc Minh tại phường Hưng Long (Phan Thiết) vào những ngày đầu tháng 9/2014 tìm hiểu việc vay vốn đóng tàu của ngư dân theo Nghị định 67/2014 có gì trở ngại? Tiếng đục, đẽo lách cách, tiếng cưa máy xè xè đều đặn, tiếng cười nói râm ran…, khiến cho cơ sở đóng tàu Lộc Minh trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết.

19/09/2014
Thận Trọng Khi Xuất Bán Tôm Thương Phẩm Thận Trọng Khi Xuất Bán Tôm Thương Phẩm

Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn số 2417/TCTS-NTTS về việc cảnh báo cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

19/09/2014
Độc Quyền Xuất Khẩu Gạo? Độc Quyền Xuất Khẩu Gạo?

Vinafood 1 và Vinafood 2 chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu gạo, khó tránh được tình trạng độc quyền xuất khẩu, ảnh hưởng tới quyền lợi các doanh nghiệp cùng ngành và người trồng lúa.

19/09/2014