Trồng Mướp Đắng Lai Cho Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Ở Vĩnh Phúc

Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.
Giống mướp đắng lai F1 CN0244 sinh trưởng tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng cao và khả năng cho nhiều lứa, nhiều quả hơn nhiều so với loại giống mướp đắng truyền thống mà bà con vẫn trồng nhỏ lẻ tại địa bàn Vĩnh Phúc. Đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 70 - 75 ngày và có thể trồng quanh năm.
Bà Trương Thị Viên, phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên - một hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình này cho biết, vụ hè năm 2012 gia đình bà đã trồng 3 sào mướp đắng F1 CN0244. Trong quá trình tham gia mô hình gia đình bà đã được hỗ trợ giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật. Mướp đắng F1 CN0244 cho thu quả nhanh, quả ngắn, màu xanh đậm và đặc ruột rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Gia đình bà thu hoạch tới đâu được các tiểu thương đến mua hết tới đó, với giá bán trung bình 7.000 - 8.000 đồng/kg tại ruộng, có thời điểm bán hơn 10.000 đồng/kg. Mỗi sào trồng mướp đắng của gia đình cho sản lượng khoảng 1,6 tấn quả, sau khi trừ chi phí thu lãi 3,5 - 4,5 triệu đồng/sào, cao gấp 1,5 đến 1,7 lần so với cây lúa. Nếu gia đình trực tiếp đem chợ bán thì thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn. Theo bà Viên, mướp đắng lai F1 CN0244 là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc lại cho năng suất và hiệu quả cao nên vụ xuân 2013 gia đình bà mở rộng diện tích trồng để từng bước vươn lên làm giàu.
Theo các cán bộ phát triển thị trường của Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam thì trong thời gian tới, công ty tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật trồng cho nông dân để xây dựng thêm nhiều điểm trình diễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đang tập trung theo dõi, đánh giá toàn diện và có kế hoạch nhân rộng mô hình ở một số địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm, bồ câu Pháp giống, anh Trịnh Văn Trường, đoàn viên thanh niên thôn Bồn Thôn, xã Trung An (Vũ Thư) thu lãi hơn 150 triệu đồng

Nhờ tính quyết đoán, dám nghĩ dám làm, Nguyễn Mạnh Linh đã thành công với mô hình chăn nuôi dê sạch và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Với hơn 2 mẫu đất, mùa hè sen nở ông Hậu hái bông và đài đem bán, mùa sen lụi thì thả lưới thu hoạch cá, thu hơn 100 triệu.

Mỗi năm, người nông dân nuôi 2 lứa cá hồi thu được 2.000 con, mỗi con nặng từ 1,5-2kg và bán ra với giá với giá 400.000 đồng một kg.

Dự kiến vụ này anh vẫn thu được 17 tấn/ha với giá bán cả vườn 28.000 đồng/kg tương đương gần 500 triệu…