Trồng Mướp Đắng Lai Cho Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Ở Vĩnh Phúc

Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.
Giống mướp đắng lai F1 CN0244 sinh trưởng tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng cao và khả năng cho nhiều lứa, nhiều quả hơn nhiều so với loại giống mướp đắng truyền thống mà bà con vẫn trồng nhỏ lẻ tại địa bàn Vĩnh Phúc. Đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 70 - 75 ngày và có thể trồng quanh năm.
Bà Trương Thị Viên, phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên - một hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình này cho biết, vụ hè năm 2012 gia đình bà đã trồng 3 sào mướp đắng F1 CN0244. Trong quá trình tham gia mô hình gia đình bà đã được hỗ trợ giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật. Mướp đắng F1 CN0244 cho thu quả nhanh, quả ngắn, màu xanh đậm và đặc ruột rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Gia đình bà thu hoạch tới đâu được các tiểu thương đến mua hết tới đó, với giá bán trung bình 7.000 - 8.000 đồng/kg tại ruộng, có thời điểm bán hơn 10.000 đồng/kg. Mỗi sào trồng mướp đắng của gia đình cho sản lượng khoảng 1,6 tấn quả, sau khi trừ chi phí thu lãi 3,5 - 4,5 triệu đồng/sào, cao gấp 1,5 đến 1,7 lần so với cây lúa. Nếu gia đình trực tiếp đem chợ bán thì thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn. Theo bà Viên, mướp đắng lai F1 CN0244 là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc lại cho năng suất và hiệu quả cao nên vụ xuân 2013 gia đình bà mở rộng diện tích trồng để từng bước vươn lên làm giàu.
Theo các cán bộ phát triển thị trường của Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam thì trong thời gian tới, công ty tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật trồng cho nông dân để xây dựng thêm nhiều điểm trình diễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đang tập trung theo dõi, đánh giá toàn diện và có kế hoạch nhân rộng mô hình ở một số địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nhãn Ido với ưu điểm năng suất cao gần gấp đôi nhãn tiêu da bò, trái nhãn Ido hạt nhỏ cơm dày, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng nên giá bán cao khoảng 25.000 - 26.000đ/kg. Nhãn da bò tuy tăng thêm 1.000 - 2.000đ/kg nhưng vẫn ở mức thấp 8.000 - 9.000đ/kg. Với giá này một công nhãn Ido có thể cho thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng/công. Đặc biệt nhãn Ido không bị hoặc ít nhiễm bệnh chổi rồng nên nhà vườn đang mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Còn khi sâu bệnh hoành hành, mưa bão triền miên, sương muối gây hại, giá cả chạm đáy thì kiếm được vài trăm nghìn đối với ông Thi đã là may mắn. Bạn bè kinh doanh, buôn bán thành công xây biệt thự, tậu xe hơi mà gia đình ông sau nhiều năm vợ chồng con cái đua nhau làm mà nhìn lại vẫn chẳng có gì.

Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.

Dùng chấn lưới, chỉ từ 17 giờ ngày hôm trước, đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, bình quân mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít. Có nhiều ngư dân khai thác được hơn 150kg tôm tít. Ước sản lượng tôm tít khai thác được trong 3 ngày qua ở huyện Tuy An (Phú Yên) lên đến 15 tấn.

Cá Còm còn gọi là cá Nàng hai, sống ở nước ngọt và lợ, đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Hiện tại loài cá này bị khai thác quá mức, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu và sinh sản thành công loài cá còm này và cung cấp giống cho người nuôi, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.