Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Mồng Tơi Sạch, An Toàn

Trồng Mồng Tơi Sạch, An Toàn
Ngày đăng: 12/09/2014

Mồng tơi là loại rau xanh được ví như thuốc giải nhiệt cho mùa hè oi bức, giúp làm dịu mát cơ thể, chống táo bón và giải độc cho gan.

Mồng tơi có thể trồng quanh năm, tốt nhất là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Cây có thể sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3.000m trong vùng ôn đới. Nhưng trong điều kiện ngày dài trên 13 giờ, mồng tơi sẽ không ra hoa.

Trồng mồng tơi chủ yếu bằng hạt. Hạt mồng tơi dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống gieo cho 1.000m2 từ 2,5 - 3 kg. Hạt mồng tơi trồng bằng cách rạch hàng. Dùng cây que nhỏ chọc lỗ để bỏ hạt. Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất (sử dụng Vibasu 10 H) và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm.

Mồng tơi có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất, nhưng đất cát là thích hợp nhất, độ ẩm trong đất có tác dụng kích thích mồng tơi ra hoa. Đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt cũng thích hợp để trồng mồng tơi. Độ pH thích hợp từ 6,0 - 6,7.

Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ. Lên liếp nổi, chiều dài liếp tùy theo kích thước vườn, chiều rộng từ 1 – 1,2m, chiều cao 15 – 20cm. Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m và nên có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập úng mỗi khi có mưa to và kéo dài.

Bón phân: Lượng phân bón và liều lượng cần cho 1.000m2 như sau:

Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn và phân super lân 50kg. Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần nên bón thúc bổ sung khoảng 2kg urê và 25kg bánh dầu kết hợp với việc tỉa cây, vun gốc, làm sạch cỏ dại. Bón phân bằng cách hòa phân trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt liếp rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau.

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng. Chỉ được thu hoạch sau khi bón hoặc tưới phân ít nhất 7 - 10 ngày.

Lưu ý đất sau trồng 1 - 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 350 – 400kg/1.000m2. Đất trồng nên tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2 - 3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Thoát Nghèo Nhờ “Ngân Hàng Bò” Cơ Hội Thoát Nghèo Nhờ “Ngân Hàng Bò”

Nhờ dự án hỗ trợ bò sinh sản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 50 hộ nghèo của 5 xã đặc biệt khó khăn ở huyện vùng cao biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) đang dần thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

12/03/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Đặt Mục Tiêu Sản Xuất 25 Triệu Tấn Lúa Năm 2014 Đồng Bằng Sông Cửu Long Đặt Mục Tiêu Sản Xuất 25 Triệu Tấn Lúa Năm 2014

Bộ NNPTNT vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL năm 2014.

12/03/2014
Trồng Nấm Nghề Và Cây Siêu Lợi Nhuận Trồng Nấm Nghề Và Cây Siêu Lợi Nhuận

Sau thông tin chợ, siêu thị bày bán nấm không rõ xuất xứ, người tiêu dùng mới bắt đầu quay sang tìm nấm sản xuất trong nước và nhận ra: Nấm Việt quá ít ỏi trên thị trường!

12/03/2014
Tạo Thế Đứng Cho Cá Tra Tạo Thế Đứng Cho Cá Tra

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá tra nguyên liệu. Trong đó, xuất khẩu từ 650.000 - 680.000 tấn, đạt giá trị 1,75 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, các tỉnh ĐBSCL đưa khoảng 6.000 héc-ta mặt nước vào nuôi cá tra, tập trung nhiều nhất tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, TP. Cần Thơ…

12/03/2014
Nuôi Cá Tầm Ở Khánh Thượng, Huyện Ba Vì Hướng Thoát Nghèo Cho Người Dân Miền Núi Nuôi Cá Tầm Ở Khánh Thượng, Huyện Ba Vì Hướng Thoát Nghèo Cho Người Dân Miền Núi

Khánh Thượng - xã miền núi của huyện Ba Vì (Hà Nội), là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn. Cuộc sống của người dân nơi đây phần lớn dựa vào nghề trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ.

12/03/2014