Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.
Diện tích trồng mới chủ yếu ở các xã Hầu Thào 1,5ha, Lao Chải 0,5ha, Bản Khoang 2 ha, Sa Pa 6,2 ha và Tả Phìn 5 ha.
Hiện các hộ dân đang tiến hành làm đất cho vụ trồng mới diện tích atiso.
Các hộ dân được Công ty Cổ phần Traphaco hỗ trợ 100% hạt giống và doanh nghiệp này nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm lá atiso. UBND huyện Sa Pa hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, người sản xuất cũng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư thâm canh atiso.
Atiso là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, sản phẩm bao gồm củ, lá và hoa. Hiện, năng suất atiso tại Sa Pa đạt mức trung bình 45 - 50 tấn lá/ha, nếu thâm canh tốt cây có thể cho năng suất gần 100 tấn lá/ha với giá bán 2.200 - 2.500 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 7 giờ sáng 25-6, người dân trong hẻm 112 Chi Lăng (phường 12, TP. Vũng Tàu) phát hiện một con cá heo nặng khoảng 70kg, dài hơn 1m mắc kẹt ở con lạch sát khu Đồi Nhái và họ đã dìu con cá này vào vũng nước trong bờ.

Từ đầu năm 2015 đến nay, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra, mầm bệnh trong tự nhiên khá cao, trên 40% số mẫu nên thả nuôi tôm rất chậm. Đến nay, tổng diện tích thả giống chỉ được 4.000ha, trong đó tôm sú 458ha, tôm thẻ chân trắng 3.532ha, chỉ đạt 61% kế hoạch năm. Diện tích bị thiệt hại lên đến 834ha, chiếm 21% tổng diện tích thả nuôi.

Những ngày này là thời điểm chuẩn bị kết thúc mùa tôm năm 2015 ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). So với mọi năm, khi hỏi đến mùa tôm này các chủ nuôi đều lắc đầu vì thua lỗ.
Hợp tác xã (HTX) dịch vụ hậu cần nghề cá ra đời với mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế biển.

Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg. Trong 2 năm 2013 - 2014, NK tôm vào Nhật Bản lần lượt đạt 2,9 và 2,7 tỷ USD, giảm so với các năm trước đó. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm.