Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.
Diện tích trồng mới chủ yếu ở các xã Hầu Thào 1,5ha, Lao Chải 0,5ha, Bản Khoang 2 ha, Sa Pa 6,2 ha và Tả Phìn 5 ha.
Hiện các hộ dân đang tiến hành làm đất cho vụ trồng mới diện tích atiso.
Các hộ dân được Công ty Cổ phần Traphaco hỗ trợ 100% hạt giống và doanh nghiệp này nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm lá atiso. UBND huyện Sa Pa hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, người sản xuất cũng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư thâm canh atiso.
Atiso là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, sản phẩm bao gồm củ, lá và hoa. Hiện, năng suất atiso tại Sa Pa đạt mức trung bình 45 - 50 tấn lá/ha, nếu thâm canh tốt cây có thể cho năng suất gần 100 tấn lá/ha với giá bán 2.200 - 2.500 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn trên diện rộng kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về trong những ngày qua không chỉ khiến tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao, mà còn làm chi phí sản xuất bị đội lên khá nhiều.

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.

Ngày 11-8-2014 vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép sử dụng bốn giống bắp biến đổi gen (BĐG) làm thức ăn cho người và cho động vật tại Việt Nam nhưng việc cho trồng hay không là quyết định cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.