Trồng Mít Siêu Sớm

Trong những ngày này, về các xã Cẩm Sơn, Thanh Hòa, Hiệp Đức (Cai Lậy, Tiền Giang) vốn là căn cứ kháng chiến vững chắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ai cũng vui mừng thấy nông nghiệp, nông thôn khởi sắc, đời sống người dân từng bước ổn định nhờ khai thác các lợi thế về lao động, đất đai để tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm.
Điển hình như hộ ông Hồ Văn Lập (Ba Lập), ngụ tại ngọn (đầu nguồn) rạch Cầu Ván thuộc địa bàn ấp 4, xã Cẩm Sơn. Trong những năm qua, ông là người nhạy bén trong việc chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa bấp bênh sang lập vườn trồng chuyên canh mít mang lại hiệu quả cao. Với 9 công đất sản xuất (0,9 ha), mỗi năm ông thu nhập gần 450 triệu đồng.
Ông Hồ Văn Lập kể, trước đây, khu đất trên trồng lúa, mỗi năm 3 vụ. Tuy nhiên, đồng đất nhỏ hẹp, không chủ động được nguồn nước lại ở diện gò cao nên năng suất kém và thu nhập bấp bênh. Từ khi hai ô bao Đông và Tây Ba hoàn thiện ngăn lũ bảo vệ sản xuất đã tạo điều kiện để trồng cây ăn quả đặc sản, ông Lập quyết tâm chuyển đổi cây trồng phù hợp. Thời điểm năm 2003, qua một người quen ở Đồng Nai giới thiệu giống mít Thái siêu sớm có nhiều ưu điểm như: dễ trồng, cho trái sớm, chất lượng ngon, ông mua 10 cây giống với giá 25.000 đ/cây về trồng gây giống và nhân ra khu vườn.
Với phương pháp ghép cành và chế độ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, 3 năm sau ông đã có vườn mít 9 công đất, mít cho trái lúc lỉu đầy cành. Vườn mít sang tuổi thứ 5, thứ 6, năng suất ổn định và mỗi năm mỗi cao. Ông Hồ Văn Lập cho biết, mít Thái siêu sớm ngoài ưu điểm cho trái sớm, sau 18 tháng kể từ khi trồng còn cho trái rải vụ quanh năm và năng suất đạt 40 – 50 tấn/ha. Những năm qua cũng là thời kỳ hoàng kim của cây mít Thái siêu sớm tại đồng bằng sông Cửu Long.
Vào những tháng đầu năm do mùa nghịch của các loại trái cây nên mít có giá cao. Có lúc mít Thái siêu sớm được thương lái mua 25.000 đ – 27.000 đ/kg. Một trái mít trọng lượng trung bình 15 – 20kg, bán được trên nửa triệu đồng, nhà vườn tiên phong trồng giống cây này như ông Hồ Văn Lập tha hồ đếm tiền.
Ngoài ra, ông Lập còn tích cực nhân và cung cấp cây giống ghép cành cho bà con. Mỗi cây giống mít tốt, chất lượng ông bán giá 10.000 đ – 12.000 đ. Trung bình mỗi năm ông cung ứng thị trường 17.000 cây giống mít Thái siêu sớm trong suốt 3 – 4 năm qua, thu lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng tiền bán cây giống. Giống tốt, chất lượng nên được nhà vườn hết sức tín nhiệm. Ông Hồ Văn Lập có biệt danh “vua mít Thái siêu sớm Ba Lập” từ đó
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.

Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.

Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.