Trồng Mít Siêu Sớm

Trong những ngày này, về các xã Cẩm Sơn, Thanh Hòa, Hiệp Đức (Cai Lậy, Tiền Giang) vốn là căn cứ kháng chiến vững chắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ai cũng vui mừng thấy nông nghiệp, nông thôn khởi sắc, đời sống người dân từng bước ổn định nhờ khai thác các lợi thế về lao động, đất đai để tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm.
Điển hình như hộ ông Hồ Văn Lập (Ba Lập), ngụ tại ngọn (đầu nguồn) rạch Cầu Ván thuộc địa bàn ấp 4, xã Cẩm Sơn. Trong những năm qua, ông là người nhạy bén trong việc chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa bấp bênh sang lập vườn trồng chuyên canh mít mang lại hiệu quả cao. Với 9 công đất sản xuất (0,9 ha), mỗi năm ông thu nhập gần 450 triệu đồng.
Ông Hồ Văn Lập kể, trước đây, khu đất trên trồng lúa, mỗi năm 3 vụ. Tuy nhiên, đồng đất nhỏ hẹp, không chủ động được nguồn nước lại ở diện gò cao nên năng suất kém và thu nhập bấp bênh. Từ khi hai ô bao Đông và Tây Ba hoàn thiện ngăn lũ bảo vệ sản xuất đã tạo điều kiện để trồng cây ăn quả đặc sản, ông Lập quyết tâm chuyển đổi cây trồng phù hợp. Thời điểm năm 2003, qua một người quen ở Đồng Nai giới thiệu giống mít Thái siêu sớm có nhiều ưu điểm như: dễ trồng, cho trái sớm, chất lượng ngon, ông mua 10 cây giống với giá 25.000 đ/cây về trồng gây giống và nhân ra khu vườn.
Với phương pháp ghép cành và chế độ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, 3 năm sau ông đã có vườn mít 9 công đất, mít cho trái lúc lỉu đầy cành. Vườn mít sang tuổi thứ 5, thứ 6, năng suất ổn định và mỗi năm mỗi cao. Ông Hồ Văn Lập cho biết, mít Thái siêu sớm ngoài ưu điểm cho trái sớm, sau 18 tháng kể từ khi trồng còn cho trái rải vụ quanh năm và năng suất đạt 40 – 50 tấn/ha. Những năm qua cũng là thời kỳ hoàng kim của cây mít Thái siêu sớm tại đồng bằng sông Cửu Long.
Vào những tháng đầu năm do mùa nghịch của các loại trái cây nên mít có giá cao. Có lúc mít Thái siêu sớm được thương lái mua 25.000 đ – 27.000 đ/kg. Một trái mít trọng lượng trung bình 15 – 20kg, bán được trên nửa triệu đồng, nhà vườn tiên phong trồng giống cây này như ông Hồ Văn Lập tha hồ đếm tiền.
Ngoài ra, ông Lập còn tích cực nhân và cung cấp cây giống ghép cành cho bà con. Mỗi cây giống mít tốt, chất lượng ông bán giá 10.000 đ – 12.000 đ. Trung bình mỗi năm ông cung ứng thị trường 17.000 cây giống mít Thái siêu sớm trong suốt 3 – 4 năm qua, thu lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng tiền bán cây giống. Giống tốt, chất lượng nên được nhà vườn hết sức tín nhiệm. Ông Hồ Văn Lập có biệt danh “vua mít Thái siêu sớm Ba Lập” từ đó
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.