Trồng Mít Cao Sản Không Lo Mất Mùa, Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Với 6ha đất vườn tạp, ông Bùi Văn Nhan, ấp 6, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã cải tạo trồng mít cao sản. Mỗi năm, ông thu lãi hơn 200 triệu đồng từ mô hình này.
Ông Bùi Văn Nhan (Hai Nhan) đã trồng qua nhiều loại cây nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Mãi đến năm 2009, khi ông đưa mít cao sản vào trồng thì mới thành công.
Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.
Dù chỉ thử trồng xen trong vườn xoài, những cây mít này lại phát triển khá tốt, vươn cành, nảy đọt đầy sức sống. Vậy là ông quyết định thay toàn bộ vườn xoài sang trồng mít cao sản. “Đến năm 2011, cây bắt đầu cho trái bói. Ban đầu, sản lượng thu được chừng 5 – 6 tấn nhưng do được giá nên doanh thu cũng khá cao”- ông Hai Nhan cho hay.
Rồi những năm sau đó, năng suất vườn mít liên tục tăng, cao gấp 3 lần năm đầu tiên thu hoạch, đạt xấp xỉ 3 tấn/ha. Ông Hai Nhan tính, hiện tại, mỗi năm ông thu về 10 -12 tấn mít, trừ tiền phân bón, công thu hoạch- còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Ông Hai Nhan vui vẻ thổ lộ: “Do đất ít nên tui trồng hơi dày, khoảng cách cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 3m nên không trồng xen cây gì thêm được. Tuy nhiên, do trồng dày nên vườn sạch cỏ, đỡ tốn công dọn dẹp vườn”. Cũng theo ông Hai Nhan, mỗi mùa cây mít cho từ 10 – 20 trái non, nhà vườn phải tùy vào sức khỏe cây mẹ mà chỉ chừa lại từ 3 – 5 trái để có thể chăm sóc tốt, trái không bị sâu hoặc còi.
Mỗi năm, ông bón phân cho vườn mít 2 lần, một lần trước mùa mưa, lần khác vào dịp cuối năm (tháng 9 – 10) nhằm “châm” thêm dinh dưỡng cho cây trước khi thu hoạch trái. “Mít là cây rất dễ trồng, chỉ cần không để cây bị ngập nước, khi cây ra trái non thì phải tỉa trái, bỏ bớt những trái nhỏ, còi cọc” - ông Hai Nhan chia sẻ…
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/trong-mit-cao-san-khong-lo-mat-mua-thu-lai-hang-tram-trieu-dong-501673.html
Có thể bạn quan tâm

Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.