Trồng Mít Cao Sản Không Lo Mất Mùa, Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Với 6ha đất vườn tạp, ông Bùi Văn Nhan, ấp 6, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã cải tạo trồng mít cao sản. Mỗi năm, ông thu lãi hơn 200 triệu đồng từ mô hình này.
Ông Bùi Văn Nhan (Hai Nhan) đã trồng qua nhiều loại cây nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Mãi đến năm 2009, khi ông đưa mít cao sản vào trồng thì mới thành công.
Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.
Dù chỉ thử trồng xen trong vườn xoài, những cây mít này lại phát triển khá tốt, vươn cành, nảy đọt đầy sức sống. Vậy là ông quyết định thay toàn bộ vườn xoài sang trồng mít cao sản. “Đến năm 2011, cây bắt đầu cho trái bói. Ban đầu, sản lượng thu được chừng 5 – 6 tấn nhưng do được giá nên doanh thu cũng khá cao”- ông Hai Nhan cho hay.
Rồi những năm sau đó, năng suất vườn mít liên tục tăng, cao gấp 3 lần năm đầu tiên thu hoạch, đạt xấp xỉ 3 tấn/ha. Ông Hai Nhan tính, hiện tại, mỗi năm ông thu về 10 -12 tấn mít, trừ tiền phân bón, công thu hoạch- còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Ông Hai Nhan vui vẻ thổ lộ: “Do đất ít nên tui trồng hơi dày, khoảng cách cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 3m nên không trồng xen cây gì thêm được. Tuy nhiên, do trồng dày nên vườn sạch cỏ, đỡ tốn công dọn dẹp vườn”. Cũng theo ông Hai Nhan, mỗi mùa cây mít cho từ 10 – 20 trái non, nhà vườn phải tùy vào sức khỏe cây mẹ mà chỉ chừa lại từ 3 – 5 trái để có thể chăm sóc tốt, trái không bị sâu hoặc còi.
Mỗi năm, ông bón phân cho vườn mít 2 lần, một lần trước mùa mưa, lần khác vào dịp cuối năm (tháng 9 – 10) nhằm “châm” thêm dinh dưỡng cho cây trước khi thu hoạch trái. “Mít là cây rất dễ trồng, chỉ cần không để cây bị ngập nước, khi cây ra trái non thì phải tỉa trái, bỏ bớt những trái nhỏ, còi cọc” - ông Hai Nhan chia sẻ…
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/trong-mit-cao-san-khong-lo-mat-mua-thu-lai-hang-tram-trieu-dong-501673.html
Có thể bạn quan tâm

Pelagia là công ty thuỷ sản có niêm yết cổ phiếu duy nhất ở Oslo có lợi nhuận tăng trong quý 3. thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao tài sản (EBITDA) đạt 176,1 triệu NOK, gần gấp 3 lần giá trị 60 triệu NOK của cùng kỳ; trong khi lợi nhuận trước thuế tăng gần gấp đôi từ 75, 4 triệu NOK lên 134 triệu NOK. Doanh thu thuần tăng 30 triệu NOk lên mức 1,331 tỷ NOK.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2012 đến nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã cho thấy nhiều yếu tố khó khăn về nguồn nguyên liệu, thuế nhập khẩu và thị trường.

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.

Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.