Trồng Mít Cao Sản Không Lo Mất Mùa, Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Với 6ha đất vườn tạp, ông Bùi Văn Nhan, ấp 6, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã cải tạo trồng mít cao sản. Mỗi năm, ông thu lãi hơn 200 triệu đồng từ mô hình này.
Ông Bùi Văn Nhan (Hai Nhan) đã trồng qua nhiều loại cây nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Mãi đến năm 2009, khi ông đưa mít cao sản vào trồng thì mới thành công.
Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.
Dù chỉ thử trồng xen trong vườn xoài, những cây mít này lại phát triển khá tốt, vươn cành, nảy đọt đầy sức sống. Vậy là ông quyết định thay toàn bộ vườn xoài sang trồng mít cao sản. “Đến năm 2011, cây bắt đầu cho trái bói. Ban đầu, sản lượng thu được chừng 5 – 6 tấn nhưng do được giá nên doanh thu cũng khá cao”- ông Hai Nhan cho hay.
Rồi những năm sau đó, năng suất vườn mít liên tục tăng, cao gấp 3 lần năm đầu tiên thu hoạch, đạt xấp xỉ 3 tấn/ha. Ông Hai Nhan tính, hiện tại, mỗi năm ông thu về 10 -12 tấn mít, trừ tiền phân bón, công thu hoạch- còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Ông Hai Nhan vui vẻ thổ lộ: “Do đất ít nên tui trồng hơi dày, khoảng cách cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 3m nên không trồng xen cây gì thêm được. Tuy nhiên, do trồng dày nên vườn sạch cỏ, đỡ tốn công dọn dẹp vườn”. Cũng theo ông Hai Nhan, mỗi mùa cây mít cho từ 10 – 20 trái non, nhà vườn phải tùy vào sức khỏe cây mẹ mà chỉ chừa lại từ 3 – 5 trái để có thể chăm sóc tốt, trái không bị sâu hoặc còi.
Mỗi năm, ông bón phân cho vườn mít 2 lần, một lần trước mùa mưa, lần khác vào dịp cuối năm (tháng 9 – 10) nhằm “châm” thêm dinh dưỡng cho cây trước khi thu hoạch trái. “Mít là cây rất dễ trồng, chỉ cần không để cây bị ngập nước, khi cây ra trái non thì phải tỉa trái, bỏ bớt những trái nhỏ, còi cọc” - ông Hai Nhan chia sẻ…
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/trong-mit-cao-san-khong-lo-mat-mua-thu-lai-hang-tram-trieu-dong-501673.html
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.