Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Mía Trên Vùng Phèn, Mặn

Trồng Mía Trên Vùng Phèn, Mặn
Ngày đăng: 12/05/2012

Là vùng đất phèn, qua nhiều thế hệ, người dân xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) đã quen với cây khóm, loại cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều người đã cải tạo đất trồng mía thay khóm, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Từ diện tích đất trước đây trồng khóm, nhiều nông dân ở xã Hỏa Tiến đã đưa phù sa lên cải tạo lại vùng đất kém hiệu quả và chuyển sang trồng mía cho thu nhập gấp đôi cây khóm. Ông La Thanh Xuân, ở ấp Thạnh Thắng, cho biết: “Không hiểu nguyên nhân từ đâu, những năm qua, cây khóm hay bị chết, nếu sống cũng chỉ ăn được một vụ, một cây chỉ ăn được một trái. Trong khi thời gian trồng cả năm mới thu hoạch, lại cho năng suất thấp, nên gia đình không còn tha thiết với cây khóm”. Là vùng phèn, trũng, trong khi hệ thống đê bao không có, mỗi khi mùa nước lũ về làm xâm nhập mặn, người dân không chủ động được nguồn nước. 

Sau một thời gian lựa chọn, ông Xuân đã chọn cây mía làm cây trồng chủ lực thay thế cho cây khóm. Để đất màu mỡ hơn, gia đình ông thuê máy bơm thổi đất bùn từ kênh lên được 1ha, tiền công bơm 100 triệu đồng. Sau khi thu hoạch mía vụ đầu tiên, trừ chi phí còn lời khoảng 50 triệu đồng/ha. Từ tiền lời có được, ông tiếp tục bơm đất trồng mía, đến nay diện tích đã nâng lên 2 ha. Theo ông Xuân, so với trồng khóm, chi phí trồng mía có cao hơn, nhưng lợi thế của cây mía lưu gốc từ 4 - 5 vụ, nên lãi cao gấp đôi trồng khóm. Biết rằng, cây khóm có cả trăm năm nay và là cây đặc sản của vùng, nhưng hiện nay không còn hiệu quả, không thể duy trì mãi, phải chuyển đổi cây trồng cho thu nhập cao hơn thì mới đủ trang trải cuộc sống.

Từ khi chuyển sang trồng mía, gia đình bà Huỳnh Thị Nhị, ở ấp Thạnh Thắng có đời sống thoải mái hơn. Bà Nhị cho biết: “Thấy cây khóm khó trồng, mỗi khi lũ về nước ngập làm chết khóm, thiệt hại cao, nên gia đình thuê nhân công cải tại lại liếp trồng 3 công mía. So với trồng lúa, khóm trên vùng đất phèn này thì cây mía cho lợi nhuận gấp 2 lần. Thu hoạch xong vụ này, gia đình sẽ cho bơm thêm đất mở rộng diện tích trồng mía”.

Ông Lê Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2012, diện tích trồng mía toàn xã tăng lên thêm 60 ha. Do đất trồng khóm kém hiệu quả, giá khóm bấp bênh, nên thời gian qua, nhiều hộ dân trong xã chuyển sang một số loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, cây mía được nhiều người dân chọn để thay thế cây khóm. Bình quân chi phí công bơm, làm đất, giống khoảng 15 triệu đồng/công. Cuối vụ mía thu hoạch, nông dân thu từ 15 - 18 triệu đồng/công, coi như vụ đầu tiên là lấy lại vốn. Người dân trong xã muốn chuyển đổi theo mô hình này rất nhiều, do 3/4 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã bị nhiễm phèn, bắt đầu từ cuối tháng 11 kéo dài cho đến tháng 5 của năm sau, thậm chí còn bị mặn do mưa trễ. 

Tuy nhiên, để cải tạo đất, hầu như người dân phải tự bỏ vốn ra với chi phí khá cao, nên chỉ có những gia đình đủ khả năng mới dám đầu tư. Dù mô hình này rất hiệu quả, nhưng muốn chuyển đổi cây trồng phải có dự án cải tạo lại vùng đất này. Nếu để hộ dân tự cải tạo, khôi phục thì chỉ được khoảng 20% hộ có khả năng thực hiện. Hỏa Tiến đang rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc đầu tư cải tạo, cũng như có chính sách cho vay vốn đối với các hộ dân hoặc tổ hợp tác để người dân có điều kiện chuyển đổi cây trồng hiệu quả hơn. Đặc biệt, để ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét, rất cần sự đầu tư xây dựng sớm tuyến đê bao ngăn mặn, chống lũ tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Dưa Hấu Méo Mặt Người Trồng Dưa Hấu Méo Mặt

Ông Lê Đình Chiến ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), thương lái chuyên thu mua dưa hấu từ miền Nam ra tới miền Trung, lên đến Tây Nguyên để cung ứng cho thị trường Trung Quốc, cho biết: “Trong Tết Nguyên đán, giá dưa được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc và miền Bắc còn khá cao, nên chúng tôi thu mua dưa tại ruộng với giá hơn 10.000đ/kg, người trồng dưa còn phấn khởi.

02/03/2015
Mô Hình Trồng Khoai Tây Solara Đạt Năng Suất 120 Tạ/ha Mô Hình Trồng Khoai Tây Solara Đạt Năng Suất 120 Tạ/ha

Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, giống khoai tây Solara phát triển nhanh, ra tia củ sớm, có khả năng chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt như sương mù kèm theo mưa phùn, thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày. Về hiệu quả kinh tế, với năng suất 120 tạ/ha thì cứ 1ha sau khi trừ chi phí người trồng có thể thu lãi khoảng 34 triệu đồng/vụ.

02/03/2015
Nâng Cao Lợi Ích, Trách Nhiệm Của Nông Dân Và Doanh Nghiệp Nâng Cao Lợi Ích, Trách Nhiệm Của Nông Dân Và Doanh Nghiệp

Chuyển biến rõ nét nhất khi có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là sản xuất được nâng tầm về quy mô và chuyển biến về chất. Hiện 2,1 trong tổng đàn 2,4 triệu con gà trong toàn huyện hiện được nuôi trong trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, ổn định về đầu ra và lợi nhuận.

02/03/2015
Trồng Cây Mắc Ca Không Dễ Trồng Cây Mắc Ca Không Dễ

Trong hoàn cảnh nhiều sản phẩm cây trồng tại địa phương, từ mủ cao su, hạt điều đến cả trái thanh long đều không được giá trong năm thì câu chuyện về cây trồng được xếp vào loại cây “tỷ đô” là mắc ca trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của nông dân. Chưa hết, vốn đã quen với biến động giá cả, cũng đã từng chạy theo cây có giá cao mà chặt cây đang trồng có giá thấp nên những người có đất cũng bắt đầu tìm hiểu về cây mắc ca như một cơ hội để làm giàu nhanh, dù có nghe khuyến cáo loại cây trồng này thích hợp nhất ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.

03/03/2015
Không Kinh Doanh Trái Cây Đông Lạnh Trung Quốc Không Kinh Doanh Trái Cây Đông Lạnh Trung Quốc

Mặc dù đầu năm thị trường bị thiếu một số mặt hàng nông sản đặc trưng như dưa leo, cải và rau củ, nhưng do phối hợp tốt với các nhà vườn tại Đà Lạt và TPHCM chủ động chuẩn bị lượng tốt từ trước Tết, nên siêu thị vẫn có đủ hàng để giảm giá đầu năm. Đặc biệt, một số loại nông sản như khoai tây, cà rốt, salad mỡ, dưa leo... có giá rẻ hơn thị trường từ 4.000 đến 13.000 đồng/kg.

03/03/2015