Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm: Làm Chơi Ăn Thật

Thời gian gần đây, bên cạnh tận dụng đất trống quanh nhà, nông dân ở Trí Phải còn chủ động trồng thêm cây mía trên bờ vuông, mục đích ban đầu chỉ là để có ăn hằng ngày. Tuy nhiên, từ khi giá mía nguyên liệu tăng cao, diện tích mía ở xã Trí Phải cũng tăng theo. Cây mía đã tạo ra một sức hấp dẫn lớn đối với nông dân, kể cả người nuôi tôm.
Nhận thấy phải tốn nhiều chi phí cho việc làm cỏ bờ vuông tôm, ông Nguyễn Khải Hoàng (ấp 6, xã Trí Phải) đem cây mía trồng thử nghiệm trên bờ vuông tôm. Kết quả ngoài mong đợi, với khoảng 2.000m2 đất bờ vuông, ông thu hoạch được 30 triệu đồng từ bán mía. Ông Hoàng cho biết: "Mỗi năm, thu nhập từ 2ha đất nuôi tôm của gia đình chỉ khoảng 60 triệu đồng, trong khi đó trồng mía trên bờ vuông cho thu nhập trên 30 triệu đồng/vụ. Như vậy, so với độc canh con tôm, hoặc trồng lúa trên đất nuôi tôm thì cây mía mang lại thu nhập đáng kể".
Ông Nguyễn Văn Sự - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Phải, cho biết, giống mía ROC 16 phát triển rất tốt trên đất bờ vuông tôm. Do đó, ngày càng có nhiều hộ dân trong xã tận dụng bờ vuông tôm trồng mía. Đơn cử như hộ ông Trần Thanh Nam (ấp 6) vụ mùa năm 2011 trồng thử nghiệm mía trên nửa công đất bờ vuông tôm, đến cuối năm ông thu hoạch bán được 8 triệu đồng. Ông Nam dự tính năm nay sẽ trồng mía và bí rợ trên tất cả diện tích đất bờ vuông của mình. Ông chia sẻ: "Tiếc là từ đó giờ tôi đã bỏ đất hoang, nếu tôi biết cây mía thích hợp với đất bờ vuông thì tôi đã trồng từ lâu rồi".
Cà Mau là tỉnh có diện tích đất nuôi tôm lớn nhất nước. Diện tích đất bờ vuông tôm bỏ trống cũng rất nhiều. Đây thực sự là một tiềm năng lớn cho phát triển diện tích hoa màu cũng như cây mía, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho nông dân. Mô hình trồng mía trên bờ vuông tôm của nông dân xã Trí Phải đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía của tỉnh lên 4.000ha vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.

Để đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) đã chủ trì thực hiện dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng ngoài trời do kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An) làm chủ nhiệm.

Đến nay, những hộ làm nghề nuôi cá bổi ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã thu hoạch được hơn 30 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha.

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành, hành vi sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển sẽ bị phạt tiền từ 80-150 triệu đồng.

Không chỉ là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, nước lợ chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên, Tiền Phong (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) còn có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản. Chính vì thế, những năm qua, dựa vào lợi thế sẵn có của địa phương, người dân xã Tiền Phong đã mạnh dạn lựa chọn và đưa nhiều loại giống thuỷ sản mới vào nuôi thí điểm. Không ít mô hình nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao đã thành công và được nhân ra trên diện rộng. Nuôi cá vược theo hình thức quảng canh là một trong những mô hình như thế...