Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm: Làm Chơi Ăn Thật

Thời gian gần đây, bên cạnh tận dụng đất trống quanh nhà, nông dân ở Trí Phải còn chủ động trồng thêm cây mía trên bờ vuông, mục đích ban đầu chỉ là để có ăn hằng ngày. Tuy nhiên, từ khi giá mía nguyên liệu tăng cao, diện tích mía ở xã Trí Phải cũng tăng theo. Cây mía đã tạo ra một sức hấp dẫn lớn đối với nông dân, kể cả người nuôi tôm.
Nhận thấy phải tốn nhiều chi phí cho việc làm cỏ bờ vuông tôm, ông Nguyễn Khải Hoàng (ấp 6, xã Trí Phải) đem cây mía trồng thử nghiệm trên bờ vuông tôm. Kết quả ngoài mong đợi, với khoảng 2.000m2 đất bờ vuông, ông thu hoạch được 30 triệu đồng từ bán mía. Ông Hoàng cho biết: "Mỗi năm, thu nhập từ 2ha đất nuôi tôm của gia đình chỉ khoảng 60 triệu đồng, trong khi đó trồng mía trên bờ vuông cho thu nhập trên 30 triệu đồng/vụ. Như vậy, so với độc canh con tôm, hoặc trồng lúa trên đất nuôi tôm thì cây mía mang lại thu nhập đáng kể".
Ông Nguyễn Văn Sự - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Phải, cho biết, giống mía ROC 16 phát triển rất tốt trên đất bờ vuông tôm. Do đó, ngày càng có nhiều hộ dân trong xã tận dụng bờ vuông tôm trồng mía. Đơn cử như hộ ông Trần Thanh Nam (ấp 6) vụ mùa năm 2011 trồng thử nghiệm mía trên nửa công đất bờ vuông tôm, đến cuối năm ông thu hoạch bán được 8 triệu đồng. Ông Nam dự tính năm nay sẽ trồng mía và bí rợ trên tất cả diện tích đất bờ vuông của mình. Ông chia sẻ: "Tiếc là từ đó giờ tôi đã bỏ đất hoang, nếu tôi biết cây mía thích hợp với đất bờ vuông thì tôi đã trồng từ lâu rồi".
Cà Mau là tỉnh có diện tích đất nuôi tôm lớn nhất nước. Diện tích đất bờ vuông tôm bỏ trống cũng rất nhiều. Đây thực sự là một tiềm năng lớn cho phát triển diện tích hoa màu cũng như cây mía, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho nông dân. Mô hình trồng mía trên bờ vuông tôm của nông dân xã Trí Phải đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía của tỉnh lên 4.000ha vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.

Nghêu lụa là một loại đặc sản của tỉnh Kiên Giang, đã được xuất khẩu rất nhiều suốt hơn 10 năm qua, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở thị trường châu Âu rất lớn.