Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm: Làm Chơi Ăn Thật

Thời gian gần đây, bên cạnh tận dụng đất trống quanh nhà, nông dân ở Trí Phải còn chủ động trồng thêm cây mía trên bờ vuông, mục đích ban đầu chỉ là để có ăn hằng ngày. Tuy nhiên, từ khi giá mía nguyên liệu tăng cao, diện tích mía ở xã Trí Phải cũng tăng theo. Cây mía đã tạo ra một sức hấp dẫn lớn đối với nông dân, kể cả người nuôi tôm.
Nhận thấy phải tốn nhiều chi phí cho việc làm cỏ bờ vuông tôm, ông Nguyễn Khải Hoàng (ấp 6, xã Trí Phải) đem cây mía trồng thử nghiệm trên bờ vuông tôm. Kết quả ngoài mong đợi, với khoảng 2.000m2 đất bờ vuông, ông thu hoạch được 30 triệu đồng từ bán mía. Ông Hoàng cho biết: "Mỗi năm, thu nhập từ 2ha đất nuôi tôm của gia đình chỉ khoảng 60 triệu đồng, trong khi đó trồng mía trên bờ vuông cho thu nhập trên 30 triệu đồng/vụ. Như vậy, so với độc canh con tôm, hoặc trồng lúa trên đất nuôi tôm thì cây mía mang lại thu nhập đáng kể".
Ông Nguyễn Văn Sự - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Phải, cho biết, giống mía ROC 16 phát triển rất tốt trên đất bờ vuông tôm. Do đó, ngày càng có nhiều hộ dân trong xã tận dụng bờ vuông tôm trồng mía. Đơn cử như hộ ông Trần Thanh Nam (ấp 6) vụ mùa năm 2011 trồng thử nghiệm mía trên nửa công đất bờ vuông tôm, đến cuối năm ông thu hoạch bán được 8 triệu đồng. Ông Nam dự tính năm nay sẽ trồng mía và bí rợ trên tất cả diện tích đất bờ vuông của mình. Ông chia sẻ: "Tiếc là từ đó giờ tôi đã bỏ đất hoang, nếu tôi biết cây mía thích hợp với đất bờ vuông thì tôi đã trồng từ lâu rồi".
Cà Mau là tỉnh có diện tích đất nuôi tôm lớn nhất nước. Diện tích đất bờ vuông tôm bỏ trống cũng rất nhiều. Đây thực sự là một tiềm năng lớn cho phát triển diện tích hoa màu cũng như cây mía, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho nông dân. Mô hình trồng mía trên bờ vuông tôm của nông dân xã Trí Phải đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía của tỉnh lên 4.000ha vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.

Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.

Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.