Trồng Mía Tím Kim Tân, Thu Nhập Hơn 150 Triệu Đồng/ha

Mía tím Kim Tân (Thạch Thành - Thanh Hóa) là giống mía quý, nổi tiếng từ lâu nhưng một thời gian dài bị “lãng quên” và hầu như không phát triển.
Thế nhưng gần đây nhiều hộ dân ở các xã Thành Tân, Thành Trực, thị trấn Kim Tân... đầu tư trồng mía tím Kim Tân. Ngoài phát triển trên diện tích trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp, các hộ dân đầu tư cải tạo vườn, san lấp đất vùng chân đồi núi thấp, mua đất đổ vào các ruộng trồng lúa sâu không hiệu quả... để trồng mía tím Kim Tân. Có gia đình đầu tư hơn 30 triệu đồng để đổ đất phục vụ cho 1 ha trồng mía tím. Đầu tháng 11 – 2013, nhiều thương lái ở các địa phương trong tỉnh, TP Hà Nội, các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình... đến tận vườn để mua mía tím Kim Tân. Một số hộ dân ở xã Thạch Sơn cho biết: Thương lái mua mía tím Kim Tân tại vườn trung bình 5.000 đồng/cây và thu nhập đạt hơn 150 triệu đồng/ha, có một số hộ thu nhập lên tới 280 triệu đồng/ha. Hiện nay trên địa bàn huyện đã phát triển được hơn 200 ha.
Huyện Thạch Thành đang triển khai khảo sát, phục tráng để tìm ra giống mía tím Kim Tân gốc nổi tiếng trước kia, phục vụ cho nhu cầu trồng của nhân dân; đồng thời, triển khai chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu để phát triển cây mía tím Kim Tân.
Có thể bạn quan tâm

Tuy chỉ đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI nhưng giải pháp cải tiến kỹ thuật ghép mai cảnh và trồng ớt trên trụ được nhiều người quan tâm.

Đến cuối tháng 10, sản lượng chè búp tươi của tỉnh Yên Bái mới chỉ đạt 72 ngàn tấn (bằng 84% kế hoạch năm và giảm 7% so cùng kỳ), chế biến trên 17 ngàn tấn chè thành phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân?

Ông Nguyễn Văn Đồ, cư ngụ ấp 7, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là nông dân vừa vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo nông thôn.

Ngày 6-11, Hội thi kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015 được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, thu hút sự tham gia của gần 160 nông dân trực tiếp sản xuất lúa theo quy trình tiên tiến thuộc 13 đội đến từ 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Dù giá bán khá cao nhưng nông sản hữu cơ (organic) ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn