Trồng Mía Tím Kim Tân, Thu Nhập Hơn 150 Triệu Đồng/ha

Mía tím Kim Tân (Thạch Thành - Thanh Hóa) là giống mía quý, nổi tiếng từ lâu nhưng một thời gian dài bị “lãng quên” và hầu như không phát triển.
Thế nhưng gần đây nhiều hộ dân ở các xã Thành Tân, Thành Trực, thị trấn Kim Tân... đầu tư trồng mía tím Kim Tân. Ngoài phát triển trên diện tích trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp, các hộ dân đầu tư cải tạo vườn, san lấp đất vùng chân đồi núi thấp, mua đất đổ vào các ruộng trồng lúa sâu không hiệu quả... để trồng mía tím Kim Tân. Có gia đình đầu tư hơn 30 triệu đồng để đổ đất phục vụ cho 1 ha trồng mía tím. Đầu tháng 11 – 2013, nhiều thương lái ở các địa phương trong tỉnh, TP Hà Nội, các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình... đến tận vườn để mua mía tím Kim Tân. Một số hộ dân ở xã Thạch Sơn cho biết: Thương lái mua mía tím Kim Tân tại vườn trung bình 5.000 đồng/cây và thu nhập đạt hơn 150 triệu đồng/ha, có một số hộ thu nhập lên tới 280 triệu đồng/ha. Hiện nay trên địa bàn huyện đã phát triển được hơn 200 ha.
Huyện Thạch Thành đang triển khai khảo sát, phục tráng để tìm ra giống mía tím Kim Tân gốc nổi tiếng trước kia, phục vụ cho nhu cầu trồng của nhân dân; đồng thời, triển khai chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu để phát triển cây mía tím Kim Tân.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Tài chính cho biết theo kiến nghị của Tập đoàn Hóa chất, nếu so với cùng kỳ năm 2013 thì 4 tháng đầu năm 2014, giá trị sản xuất kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giảm 5,8%, doanh thu giảm 10,6%, tồn kho 685.000 tấn, trong đó urê tồn 138.000 tấn, NPK tồn kho 279.000 tấn…

Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế có tiếng là đất rau má vì ở đây có diện tích trồng rau má lớn nhất cả nước với hơn 40 hecta, mang lại thu nhập cao và ổn định cho hơn 200 hộ dân. “Ông tổ” của nghề trồng rau má tại Quảng Thọ chính là ông Cao Quảng Thiện.

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông, nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá.

Theo anh Nguyễn Văn Minh (43 tuổi), xóm 1, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, gần 1 tháng trở lại đây, cứ mỗi lần đi chăn trâu, thăm ruộng lúa, anh lại thấy một vài người phụ nữ đi theo nhóm 2-5 người, đeo túi, vợt, lội ruộng, vẫy nước bẩn để “nhử” đỉa. Họ bắt cả mấy kg đỉa bỏ vào túi vải. Nhóm người chủ yếu ở nơi khác đến.

Sáng 18/7, Ban quản lý dự án VAHIP Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam".