Trồng Mía Giống Mới Theo Kỹ Thuật Hàng Đôi

Ngày 22/12/2011, tại xã Vĩnh Thuận-Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Bình Định đã tổ chức hội thảo chuyên đề nhân rộng mô hình “Trồng thâm canh các giống mía mới theo kỹ thuật trồng mía hàng đôi”. Tham gia hội thảo có đại diện Trung tâm KNKN tỉnh, đại diện các trạm khuyến nông An nhơn, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh,...
Hơn 80 đại biểu nông dân của 4 huyện trong vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường, cùng nông dân tham gia mô hình trồng thâm canh giống mía mới tại xã Vĩnh Thuận.
Vụ trồng mía năm 2011, tại làng 5 và làng 6 xã Vĩnh Thuận, Trung tâm KNKN đã cùng trạm Khuyến nông Vĩnh Thạnh đã đưa vào thực hiện Mô hình trồng thâm canh các giống mía mới K84-200 và K88-65 theo kỹ thuật trồng mía hàng đôi, lượng giống là 14 tấn/ha tương đương với 60-66 ngàn hom/ha; mía được trồng theo hàng đôi khoảng cách hàng 0,4 m (hàng đôi) và hàng cách hàng là 1,2 m, hom mía đặt gối đầu lên nhau. Việc đầu tư phân bón thực hiện theo quy trình thâm canh tiên tiến với lượng phân bón đầu tư cho 1 sào (500 m2) là: 700 kg phân chuồng, 75 kg phân hữu cơ vi sinh, 20 kg urê, 25 kg super lân, 20 kg KXCl và 25 kg vôi; toàn bộ phân Hữu cơ, vôi và phân lân được sử dụng để bón lót, số phân còn lại chia làm 3 lần bón thúc vào các tháng thứ 1, 2 và 3 sau khi trồng.
Kết quả mô hình cho thấy: các giống mía K84-200 và K88-65 đều là các giống có dạng hình cao cây, đẻ nhánh tốt, tính chống đổ ngã khá; và đều thuộc nhóm giống chín trung bình, thời gian sinh trưởng 8-10 tháng; tại thời điểm hiện nay cây mía trong mô hình mới chỉ đạt 8 tháng tuổi, năng suất mía ước đạt từ 101-126,4 tấn/ha dự kiến đến khi thu hoạch sẽ đạt từ 120- 140 tấn/ha.
Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung đánh giá các giống mía K84-200 và K88-65 mới được đưa vào sản xuất là các giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, chịu hạn tốt và chịu đầu tư thâm canh cao thích hợp với kỹ thuật trồng hàng đôi; ngoài ra việc ứng dụng kỹ thuật trồng mía mới theo phương pháp trồng hàng đôi tạo thuận lợi cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đồng thời giúp tăng năng suất mía từ 15 – 20 %. Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này nhằm chuyển giao nhiều giống mía mới, cùng kỹ thuật trồng mía hàng đôi nhằm giúp bà con nông dân phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Cơ sở nuôi vịt trời của anh Phùng Văn Khanh, khu Vành Kiệu, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công việc ấp nhân tạo giống vịt trời.

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.

Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100 - 300 triệu đồng/ao khoảng 2.000 - 4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng.

Trước khi giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thí điểm của anh Liêu Văn Hoàng ở thôn Tha Cát, đồng chí Điệp Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Vốn xuất phát điểm là xã nghèo, nhưng những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đời sống mọi mặt của xã đã có những chuyển biến tích cực.

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.