Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Mía Giải Khát Thận Trọng Khi Đầu Tư

Trồng Mía Giải Khát Thận Trọng Khi Đầu Tư
Ngày đăng: 14/07/2014

Vài năm trở lại đây, trong khi người trồng mía đường chật vật vì giá thấp thì nghề trồng mía giải khát lại “sống khỏe”.

Ở Diên Khánh - vùng trồng cây mía giải khát lớn nhất tỉnh Khánh Hòa - trong những ngày nắng hạn này, nông dân rất phấn khởi bởi mía bán được giá. Ông Lê Chơn (xã Diên Lâm) hồ hởi: “Tôi vừa bán 5 sào (5.000m2) mía tuần trước được 9,5 triệu đồng, so với giá mía đường hiện nay lãi gấp 3 lần nhưng thương lái vẫn hỏi mua vì đang hút hàng…”.

Ông Chơn cho biết, trước đây ông trồng mía đường nhưng được vài vụ phải phá bỏ vì tiêu thụ khó, giá thấp, do xã Diên Lâm không phải là trọng điểm mía đường nên việc vận chuyển, thu gom không thuận lợi.

3 năm trở lại đây, ông Ngô Phán (Phước Tuy 2, Diên Phước, Diên Khánh) đã chuyển đổi đất lập vườn sang trồng mía giải khát bởi lợi nhuận hấp dẫn. Ông Phán vừa bán ruộng mía rộng 2.000m2 được 15 triệu đồng. Theo ông, trồng mía giải khát có lãi gấp 2 - 3 lần mía đường nhưng việc chăm sóc, đầu tư cũng như nhau.

Điều quan trọng nhất của việc trồng mía giải khát là phải có nước tưới nếu không mía sẽ hình thành mắt rất nhanh, dễ bị sâu bệnh tấn công, đốt mía bị đỏ, nước ép sẽ không đạt chất lượng.

Được biết, vùng trồng mía giải khát trong tỉnh chủ yếu tại huyện Diên Khánh, khoảng 100ha, tập trung tại các xã: Diên Lâm, Diên Phước, Diên Thọ… Ngoài ra, huyện Khánh Vĩnh (xã Khánh Đông), thị xã Ninh Hòa và TP. Cam Ranh cũng có nhưng diện tích rất ít.

Đất trồng đòi hỏi thổ nhưỡng thích hợp, nông dân có kinh nghiệm và nguồn nước bơm tưới ổn định. Vụ mía bắt đầu từ tháng 7, 8 âm lịch khi trời bắt đầu có mưa, đến khoảng tháng 4, 5 âm lịch năm sau là vào vụ thu hoạch. Theo một số nông dân, bình quân mía tơ đầu tư khoảng 3,5 triệu đồng/sào, thu lãi 10 - 15 triệu đồng, mía gốc đầu tư khoảng 2 triệu đồng/sào, thu lãi 8 triệu đồng.

Mía giải khát hiện đang độc canh 1 giống là ROC 16. Cây mía giống này cho nước ép ngọt thanh, thơm, màu vàng, trong, không đục. Nếu sử dụng các giống mía đường, nước ép bị đục và phấn bám vào nước ép.

Ông Trần Quốc Tuấn, một người mua mía giải khát tại Diên Phước cho biết, thời gian này, mỗi ngày ông thu gom khoảng 600 bó mía (tương đương 2 sào) cung cấp cho các khu du lịch và các điểm bán nước mía trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Ông Tuấn cho rằng, trồng mía giải khát tuy hấp dẫn bởi lợi nhuận cao, mùa hè bán rất tốt, hút hàng nhưng mùa mưa thì sút giảm, đặc biệt là khi tiết trời trở lạnh.

Một thương lái khác là ông Nguyễn Đức Sơn (xã Diên Hòa) chia sẻ, từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, nguồn cung chủ yếu từ Khánh Hòa. Sau tháng 5, nguồn cung chủ yếu từ các tỉnh khác như: Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên, Quảng Ngãi…

Theo ông Sơn, nông dân muốn phát triển diện tích mía giải khát cần thận trọng bởi đầu ra gần như bão hòa, nguồn cung đã ổn định. Hiện mỗi ngày ông Sơn cung cấp 4,5 tấn mía cho các khu du lịch, trung tâm thương mại trong tỉnh như: Suối Thạch Lâm, Nha Trang Center và thị trường ngoài tỉnh.

Trồng mía giải khát là một lối rẽ hấp dẫn trong ngành sản xuất mía, nhưng những ai thực tâm muốn đầu tư vào loại cây này cần xem xét thận trọng trước khi quyết định.

Giống mía ROC 16 được đưa vào sản xuất đã lâu, nay đang đứng trước nguy cơ thoái hóa, thường xuyên bị bệnh than làm cho cây nhỏ, cao, nông dân thường gọi là bệnh cây sặc, cây sậy, giảm chất lượng, năng suất. Nông dân trồng mía lấy nước mong cơ quan chức năng phục tráng lại giống này hoặc tìm kiếm một giống khác thay thế.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đi Bền Vững Của Người Trồng Tiêu Bù Đốp (Bình Phước) Hướng Đi Bền Vững Của Người Trồng Tiêu Bù Đốp (Bình Phước)

Nhằm tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng, dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều hộ nông dân trồng tiêu tham gia. Nhiều mô hình canh tác tiêu bền vững được phát triển theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) cho các hộ trồng tiêu ở Bù Đốp; đồng thời kết nối với thị trường quốc tế thông qua Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice.

26/01/2015
Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa

Thới Bình là huyện có diện tích lúa thu hoạch sớm nhất tỉnh Cà Mau. Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Thới Bình Lê Thanh Hùng cho biết, nhìn chung trà lúa vụ 2 năm nay kết quả đạt khá cao, từ 4,8 - 5,5 tấn/ha, tăng khoảng 1 tấn/ha so với vụ hè thu.

26/01/2015
Bắc Ninh Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Trồng Nấm Bắc Ninh Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Trồng Nấm

So với nhiều trang trại trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình hay Lương Tài, cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của chị Trần Thị Bình ở thôn Bái Uyên, xã Liên Bão và hộ anh Đoàn Trọng Duẩn thôn Tử Nê, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du được đầu tư rất bài bản, quy mô và hiệu quả.

26/01/2015
Lâm Đồng Chuyển Đổi, Tăng Nhanh Sử Dụng Giống Mới Lâm Đồng Chuyển Đổi, Tăng Nhanh Sử Dụng Giống Mới

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng nguồn giống chất lượng cao sẽ tạo thế đứng, khả năng cạnh tranh cho lĩnh vực nông nghiệp mà phần lớn khu vực này gắn với đời sống nông dân ở nông thôn.

26/01/2015
Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.

26/01/2015