Trồng Mè Lãi Khá

Trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.
Hiện nay, nông dân tỉnh Đồng Tháp đang tiến hành thu hoạch mè (vừng) trồng trên đất lúa vụ hè thu với năng suất đạt từ 1,5 - 2 tấn/ha. Giá mè thời gian qua đã tăng thêm từ 3.000 – 4.000đ, lên mức 45.000 đ/kg, với mức giá này nông dân lãi ròng từ 50-70 triệu đ/ha.
Ông Trịnh Văn Ngoan, ở ấp 3, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp vừa thu hoạch xong 5 công mè phấn khởi cho biết: “Hiện giá mè đang tăng nên thương lái vào tận ruộng đặt cọc trước, chờ thu hoạch xong là đến cân ngay. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất mè khá cao, tôi thu được 1 tấn mè thành phẩm/5 công. Bán với giá 45.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi được 35 triệu đồng”.
Theo ông Ngoan, trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.
Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, tiến hành đốt hết rơm rạ rồi bơm nước lên ngâm 1-2 ngày là có thể gieo sạ mè. Chi phí giống, phân bón, chăm sóc khoảng 1 triệu đ/công; nhân công thu hoạch khoảng 800-900 ngàn đ/công.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế thấy, mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và có xu hướng ngày càng mở rộng.

Gần 2 năm nay giá nghêu giống quá thấp, nên ông Trần Văn Vinh (Bảy Vinh), ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng tận dụng trang thiết bị có sẵn ở trại sản xuất nghêu giống để nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện XDNTM, tiêu chí môi trường tuy đã được các địa phương quan tâm thực hiện song kết quả chưa cao. Để nâng cao tỷ lệ các xã đạt tiêu chí về môi trường, nhiệm vụ đặt ra cho các ban ngành, cơ quan là cần có nhiều giải pháp, mô hình phát triển kinh tế ở nông thôn có tính khả thi như VAC (vườn, ao, chuồng).

Người dân ở các vùng được qui hoạch ngọt hóa ở một số xã tại Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) trong hơn một năm qua đã “lén lút” đào ao nuôi tôm nước mặn vì lợi nhuận từ con tôm quá mạnh mẽ. Dù chính quyền địa phương kiểm soát gắt gao nhưng họ vẫn làm cho bằng được, không ngại khó khăn, tốn kém, cản trở…

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) nhiều gia đình đã lựa chọn mô hình nuôi ngan đen để phát triển kinh tế. Đây được đánh giá là nghề hái ra tiền bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế rất khả quan.