Trồng Màu Trên Bờ Bao Vuông Tôm Nhiều Hộ Dân Tăng Thu Nhập

Những năm gần đây, nông dân các xã Phước Long, thị trấn Phước Long, Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long) mở rộng diện tích trồng màu và phát triển mô hình đa canh trên đất bờ bao vuông tôm. Việc làm này vừa hạn chế cỏ mọc xung quanh bờ bao, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Năm 2008, ông Nguyễn Văn Hùng (ấp Phước Thành, xã Phước Long) đào ao nuôi tôm, xung quanh bờ bao còn lại khoảng 4 công đất. Ban đầu, ông Hùng chỉ trồng rau màu khoảng 1 công, chủ yếu là cải thiện bữa ăn hàng ngày. Năm 2012, do môi trường nước bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, nuôi tôm không mang lại hiệu quả, ông Hùng đã tận dụng hết diện tích bờ bao vuông tôm để trồng các loại rau màu như: khổ qua, bắp, bí rợ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Sau khi trừ chi phí, ông Hùng lãi 24 triệu đồng.
Còn ông Lê Văn Sao (ấp Phước Ninh, xã Phước Long) đã tận dụng toàn bộ bờ bao của 3ha vuông tôm để trồng bí đỏ, khổ qua, bắp… mỗi năm thu lãi từ 20 - 25 triệu đồng.
Từ hiệu quả và lợi ích qua việc trồng màu trên bờ bao vuông tôm, năm nay, UBND các xã Phước Long, Vĩnh Phú Tây, thị trấn Phước Long đã khuyến khích người dân trồng các loại rau màu để tăng thêm thu nhập. Nếu như những năm trước đây, việc trồng màu chỉ mang tính tự phát nhỏ, lẻ theo từng hộ gia đình, thì đến nay đã có hơn 300ha đất bờ bao vuông tôm được người dân tận dụng để trồng màu. Từ đó, nhiều hộ dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, ĐBSCL là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, do kiến thức còn hạn chế nên hầu hết bà con nông dân sử dụng dinh dưởng cho cây trồng chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất chất lượng cây trồng chưa cao