Trồng Màu Trên Bờ Bao Nuôi Tôm

Nhận thấy, vào mùa lũ các loại rau, củ, quả thường có giá khá cao nên những năm gần đây, khi bắt đầu vụ tôm càng xanh mùa lũ, hàng trăm hộ dân ở huyện Lấp Vò đã tận dụng diện tích đất bờ bao nuôi tôm, để trồng các loại rau màu ngắn ngày như bầu, bí đỏ, khổ qua, dưa hấu, đậu bắp, cà tím...
Mặc dù diện tích không lớn, nhưng với mỗi hecta nuôi tôm, bà con trồng màu trên bờ bao cũng cho thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ. Một trong những người thành công với cách làm này là chị Mai Thị Kiều ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B. Mùa lũ này gia đình chị trồng trên bờ bao tôm là bầu, khổ qua, đang cho trái.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng hoa màu trên bờ bao, chị Kiều cho biết: “Mỗi vụ tôm là 6 tháng, mỗi vụ màu khoảng 2 đến 2,5 tháng. Tôi có thể trồng được 3 vụ màu trong vụ tôm. Chẳng hạn còn khoảng 10 ngày nữa là kết thúc vụ bầu thì tôi bắt đầu gieo hạt khổ qua, dưa hấu... Với 8.000 m2 nuôi tôm, mỗi năm khi xuống giống tôm tôi trồng hoa màu thu nhập cũng trên trăm triệu đồng”.
Gần nhà chị Kiều, có ông Nguyễn Văn Mông, người có nhiều năm gắn bó với nghề trồng hoa màu trên bờ bao nuôi tôm nói: “Trồng màu trên bờ bao thấy ít, đơn giản nhưng thu nhập khá ổn định, không thua nguồn thu nhập chính là tôm”.
Hiện tại, bà con ở Mỹ An Hưng B áp dụng thành công mô hình sản xuất 1 vụ tôm, 1 vụ lúa kết hợp với trồng màu trên bờ bao. Vùng nuôi tôm này được bảo vệ khá kỹ nên rất thuận tiện trồng màu. Ông Lâm Minh Điển, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Lấp Vò cho biết: “Ngoài cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/ha/vụ tôm, trồng màu trên bờ bao cũng rất hiệu quả và góp phần giữ được đê bao, hạn chế được sự xói mòn do mưa và cải tạo đất, giảm được hiện tượng rĩ phèn từ trên bờ xuống dưới mặt ao nuôi.
Tuy nhiên, khi tận dụng bờ bao để trồng các loại hoa màu bà con cũng cần phải tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun hoặc tưới cho hoa màu trên bờ bao.
Vì tôm càng xanh rất dễ mẫn cảm với các loại thuốc bảo vệ thực vật, nếu có hơi thuốc hoặc chỉ lượng thuốc nhỏ chảy xuống ao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Bà con cũng không nên trồng những loại cây có tán lớn hoặc các loại cây lấy củ vì như thế sẽ ảnh hưởng đến lượng oxy trong ao nuôi và làm hư hại bờ bao. Bà con nên chọn những loại hoa màu có khả năng kháng, hạn chế được sâu bệnh”.
Có thể bạn quan tâm

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị thuộc sở các tỉnh/thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, III và các cơ quan báo đài. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi cua trong hồ đất ở xã Hòa Tâm trúng vụ cua nuôi “mót” (tăng vụ). Chị Nguyễn Thị Sang, nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết, người nuôi cua đang thu hoạch rộ vụ nuôi “mót”. Mỗi hồ rộng 6 sào (3.000m2), thu hoạch từ 1 đến 1,2 tạ cua với giá bán từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 9 triệu đồng.

Khoảng 10 ngày trở lại đây (từ 12 - 22.1) trên vùng biển xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) xuất hiện nhiều tôm hùm giống. Hơn 45 tàu thuyền với 315 lao động đã liên tục bủa lưới đánh bắt. Kết quả, mỗi đêm một tàu thuyền đán bắt từ 40 đến 170 con tôm hùm giống, thu được 10 triệu đồng đến 42 triệu đồng/ đêm.

Bùng phát mạnh trong những năm 2011 - 2012 nhưng đến nay phong trào NTCN đã lắng dịu, người dân cũng thận trọng hơn khi đào ao mới cũng như sử dụng ao bị dịch bệnh tái sản xuất. Bởi, những hộ giàu kinh nghiệm trong vùng nuôi tập trung tôm công nghiệp vẫn thất bại trước dịch bệnh, thời tiết bất lợi.

Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.