Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Màu Trên Bờ Bao Nuôi Tôm

Trồng Màu Trên Bờ Bao Nuôi Tôm
Ngày đăng: 25/08/2014

Nhận thấy, vào mùa lũ các loại rau, củ, quả thường có giá khá cao nên những năm gần đây, khi bắt đầu vụ tôm càng xanh mùa lũ, hàng trăm hộ dân ở huyện Lấp Vò đã tận dụng diện tích đất bờ bao nuôi tôm, để trồng các loại rau màu ngắn ngày như bầu, bí đỏ, khổ qua, dưa hấu, đậu bắp, cà tím...

Mặc dù diện tích không lớn, nhưng với mỗi hecta nuôi tôm, bà con trồng màu trên bờ bao cũng cho thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ. Một trong những người thành công với cách làm này là chị Mai Thị Kiều ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B. Mùa lũ này gia đình chị trồng trên bờ bao tôm là bầu, khổ qua, đang cho trái.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng hoa màu trên bờ bao, chị Kiều cho biết: “Mỗi vụ tôm là 6 tháng, mỗi vụ màu khoảng 2 đến 2,5 tháng. Tôi có thể trồng được 3 vụ màu trong vụ tôm. Chẳng hạn còn khoảng 10 ngày nữa là kết thúc vụ bầu thì tôi bắt đầu gieo hạt khổ qua, dưa hấu... Với 8.000 m2 nuôi tôm, mỗi năm khi xuống giống tôm tôi trồng hoa màu thu nhập cũng trên trăm triệu đồng”.

Gần nhà chị Kiều, có ông Nguyễn Văn Mông, người có nhiều năm gắn bó với nghề trồng hoa màu trên bờ bao nuôi tôm nói: “Trồng màu trên bờ bao thấy ít, đơn giản nhưng thu nhập khá ổn định, không thua nguồn thu nhập chính là tôm”.

Hiện tại, bà con ở Mỹ An Hưng B áp dụng thành công mô hình sản xuất 1 vụ tôm, 1 vụ lúa kết hợp với trồng màu trên bờ bao. Vùng nuôi tôm này được bảo vệ khá kỹ nên rất thuận tiện trồng màu. Ông Lâm Minh Điển, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Lấp Vò cho biết: “Ngoài cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/ha/vụ tôm, trồng màu trên bờ bao cũng rất hiệu quả và góp phần giữ được đê bao, hạn chế được sự xói mòn do mưa và cải tạo đất, giảm được hiện tượng rĩ phèn từ trên bờ xuống dưới mặt ao nuôi.

Tuy nhiên, khi tận dụng bờ bao để trồng các loại hoa màu bà con cũng cần phải tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun hoặc tưới cho hoa màu trên bờ bao.

Vì tôm càng xanh rất dễ mẫn cảm với các loại thuốc bảo vệ thực vật, nếu có hơi thuốc hoặc chỉ lượng thuốc nhỏ chảy xuống ao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Bà con cũng không nên trồng những loại cây có tán lớn hoặc các loại cây lấy củ vì như thế sẽ ảnh hưởng đến lượng oxy trong ao nuôi và làm hư hại bờ bao. Bà con nên chọn những loại hoa màu có khả năng kháng, hạn chế được sâu bệnh”.


Có thể bạn quan tâm

Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Lúa Nước Vùng Cao Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Lúa Nước Vùng Cao

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) thuộc Sở NN-PTNT đã xây dựng thành công nhiều mô hình (MH) thâm canh lúa nước ở vùng cao. Trung tâm đã tiếp tục triển khai các MH mới, song bằng giống lúa thuần chứ không phải lúa lai như các năm trước.

21/07/2014
Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.

21/07/2014
Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.

04/08/2014
Thực Phẩm Lại Tăng Giá Thực Phẩm Lại Tăng Giá

Nhiều tiểu thương cho biết do mưa bão nên nông dân thu hoạch không đồng đều dẫn đến nguồn cung rau có lá không ổn định khiến thị trường bán lẻ tăng giá. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng rau củ Đà Lạt cũng bị thiếu hụt và ảnh hưởng giá vận chuyển có xu hướng tăng đã khiến thị trường rau củ tiếp tục tăng giá nhẹ.

21/07/2014
Hệ Quả Từ Việc Đổ Xô Trồng Mì Hệ Quả Từ Việc Đổ Xô Trồng Mì

Những cơn mưa trong khoảng thời gian từ một tháng trở lại đây khiến người trồng mì trong tỉnh Tây Ninh phải một phen lao đao. Ruộng mì ngập nước, củ mì dần úng thối, có cây nhổ lên chỉ còn trơ bộ rễ.

04/08/2014