Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng màu trái vụ thu nhập khá

Trồng màu trái vụ thu nhập khá
Ngày đăng: 22/04/2015

Ông Nguyễn Lập, nông dân thôn Kim Long cho biết: “Vụ trồng màu này thường diễn ra trong tiết trời nắng nóng, khô hạn nên vất vả lắm. Bù lại giá rau củ quả ở thời điểm này thường cao gấp nhiều lần so với chính vụ nên ai cũng cố gắng làm. Ví dụ như một quả dưa gang bình thường chỉ 2.000 đồng nhưng vào thời điểm trái vụ có thể lên đến 7.000 - 8.000 đồng, có khi không có để bán. Nói chung hoa màu trái vụ tuy năng suất khó bì với chính vụ nhưng giá trị lại cao hơn”.

Gia đình ông Lập canh tác hoa màu trái vụ với diện tích trên 7 sào, chủ yếu trồng dưa gang, dưa hấu, ớt. Theo tính toán của ông Lập, vụ này nếu mọi việc thuận lợi thì sẽ cho nguồn thu từ 7 - 9 triệu đồng/sào, trừ chi phí cũng còn lãi trên 5 triệu đồng/sào. Thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch chỉ kéo dài trong khoảng hơn 2 tháng nên tỷ lệ rủi ro không cao.

Chỉ sợ nhất là nắng hạn quá lớn hoặc mưa trái mùa dài ngày. Với lại nông dân ở đây đã có kinh nghiệm canh tác hoa màu, nhất là trái vụ từ lâu đời, biết nắm bắt diễn biến của thời tiết nên việc xoay xở tưới tiêu, chăm bón cho hoa màu cũng kịp thời.

Ông Nguyễn Tý có 2 sào đất cát ở gần nhà cũng đã được phủ kín bằng những luống dưa, cà và ném xanh um. Trong số diện tích trên thì ông ưu tiên trồng ném. Ông Tý cho biết: “Trồng ném vụ này quả thật rất khó nhưng giá trị lại rất cao, bởi mùa này không nhiều người trồng ném thành công. Sào ném bình thường đã cho thu nhập từ 8 - 9 triệu đồng/sào nhưng nếu vụ này mà thắng lợi thì chắc chắn sẽ lãi gấp đôi.

Cùng với cây ném, các loại dưa, cà và rau màu cũng cho nguồn thu nhập đáng kể. Ở Kim Long bây giờ, ai cũng cố gắng và chú trọng trồng màu vào vụ trái này để cải thiện thu nhập”.

Ông Nguyễn Lòng, một trong những lão nông đã có hơn chục năm kinh nghiệm trồng màu trên vùng cát, cho biết hiện nay việc canh tác hoa màu trái vụ đang là hướng đi mới của nhiều nông dân vùng cát. “Tuy nhiên, không phải ai cũng làm màu trái vụ thành công.

Bởi ngoài kinh nghiệm canh tác, thời tiết thì còn phụ thuộc rất nhiều vào vùng đất canh tác. Vùng đất trồng màu trái vụ phải có một lượng độ ẩm nhất định, hoặc vị trí phải nằm gần khu vực có nhiều cây bụi ẩm ướt mới canh tác được. Hoặc nếu không thì cũng phải chủ động được nguồn nước tưới. Nhưng đa số vùng cát trồng hoa màu xa khu dân cư nên chưa có điện kéo vào, bởi vậy canh tác hoa màu trái vụ ở vùng này sẽ dễ trắng tay”, ông Lòng phân tích.

Cũng nhờ diện tích đất canh tác khoảng 5 sào của ông nằm gần đê chắn cát của thôn, ít lo bị khô hạn nên việc trồng trọt của ông Lòng những năm qua thường diễn ra suôn sẻ. Vụ canh tác này, ông dành toàn bộ diện tích để trồng chủ yếu là dưa gang và dưa hấu. Do được chăm bón tốt nên đến thời điểm này, dưa gang của ông đã bắt đầu cho thu bói, bán được giá cao. “Ước tính toàn bộ hoa màu trái vụ này tôi thu lãi ít nhất cũng được gần 30 triệu đồng, gấp nhiều lần so với chính vụ”, ông Lòng tự tin cho biết.

Anh Nguyễn Xuân Vũ, Phó Chủ nhiệm HTX Kim Long cho biết, diện tích trồng hoa màu trái vụ này của nông dân trong thôn là khoảng 10 ha. Đây chủ yếu là những vùng đất cát thuận lợi về đường sá, chủ động được nước tưới và nằm tập trung.

“Tính ra diện tích canh tác trái vụ ít hơn chính vụ nhưng giá trị thu nhập có khi ngang bằng hoặc vượt. Bởi vậy địa phương chúng tôi luôn khuyến khích nông dân cố gắng cải tạo những vùng đất có thể canh tác trái vụ được thì đưa vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Hiện nhà nước đang triển khai đầu tư hệ thống điện lên vùng sản xuất màu tập trung ở vùng cát thôn Kim Long nên chắc chắn rằng, trong thời gian ngắn tới việc canh tác hoa màu trái vụ sẽ thuận lợi, diện tích sẽ được mở rộng qua đó giá trị thu nhập từ hoa màu trái vụ sẽ tăng lên nhiều”, anh Vũ cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Nuôi Chim Bồ Câu Làm Giàu Từ Nuôi Chim Bồ Câu

Từ một công nhân cạo mủ cao su thuê, chỉ sau vài năm chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp, anh Lê Hoài Khanh (SN 1976, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát - Bình Dương) đã có của ăn của để.

24/12/2013
Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùnsáng Tạo Của Nông Dân Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùnsáng Tạo Của Nông Dân

Nuôi lươn không cần bùn, đất; dễ quản lý số lượng, thức ăn dư thừa và dịch bệnh; lươn phát triển nhanh, ít hao hụt… Đó là những ưu điểm của mô hình thí điểm nuôi lươn không bùn được nông dân xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú - An Giang) áp dụng mang lại hiệu quả tốt.

29/11/2013
Phát Triển Nhãn Hiệu Phát Triển Nhãn Hiệu "Trứng Gà Tân An"

Có thể thấy, mặc dù khả năng đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm trứng gà hiện nay trên thị trường rất nhiều nhưng người tiêu dùng chưa thực sự phân biệt được đâu là sản phẩm chất lượng tốt, đâu là sản phẩm kém chất lượng. Không thiếu trường hợp, người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm trứng gà chất lượng thấp với giá cao.

24/12/2013
Nuôi Cá Ruộng Lúa Nuôi Cá Ruộng Lúa

Huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) có diện tích lớn nuôi cá trong ruộng tập trung nhiều ở các xã Thới Hưng, Đông Thắng, Đông Hiệp. Riêng xã Thới Hưng có 1.500 hộ nuôi cá trong ruộng, chiếm 3.300 ha mặt nước.

29/11/2013
Mô Hình Thâm Canh Giống Mì KM 2238 Và KM 140 Đạt Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Giống Mì KM 2238 Và KM 140 Đạt Hiệu Quả

Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).

24/12/2013