Trồng màu gắn với tiêu thụ bài toán cho vùng vùng Tôm - Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Những năm trước, đất trên bờ bao nuôi tôm thường bỏ trống, thì những năm gần đây, nông dân đã tận dụng để trồng đậu bắp, đậu xanh, dưa leo, bầu, bí, rau cải. Không chỉ đất bờ bao, mà đất trống quanh nhà cũng được bà con sử dụng triệt để, năng xuất không thua gì các vùng chuyên trồng màu của huyện.
Ruộng ít, nên bà Huỳnh Thị Tùng ở ấp Thuận Hòa, xã Gia Hòa 2, đã tận dụng hơn 1 công đất bờ bao để trồng các loại rau cải, dưa leo, trước sân thì lên liếp trồng thêm hành, mỗi ngày đem ra chợ Gia Hội, xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu bỏ mối cũng lời khoảng 100 ngàn đồng, giúp gia đình có thêm thu nhập.
Nhiều hộ ở xã Gia Hòa 2 cũng có thu nhập ổn định từ trồng màu. Tính đến cuối tháng 7, nông dân trong huyện đã trồng màu trên đất bờ bao được trên 200 ha, tập trung nhiều ở xã Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, tuy nhiên diện tích này còn khiêm tốn so với diện tích đất bờ bao nuôi tôm trong toàn huyện . Bởi thực tế những hộ trồng có lãi, chủ yếu là có thương lái đến mua, hoặc đem bỏ mối ở các chợ. Đối với xã Gia Hòa 2, do xã giáp ranh với 1 số chợ ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, đặc biệt là chợ Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, nên việc tiêu thụ của bà con không khó, ông Phạm Văn Tấn - Bí Thư chi bộ ấp Thuận Hòa, xã Gia Hòa 2 cho biết: “Hiện ấp Thuận Hòa trên 32 ha đất nông nghiệp được bà con chọn làm mô hình trồng màu trên bờ bao nuôi tôm. Mô hình này ngoài tăng thêm thu nhập gia đình, còn góp phần hạn chế cỏ dại, trôi đất vào mùa mưa.”
Trồng màu thoe bờ bao nuôi tôm góp phần tăng thu nhập gia đình.
Trồng màu trên đất bờ bao, chi phí đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, nhưng điều lo lắng nhất của bà con vẫn là đầu ra, vì hiện nay trên địa bàn 6 xã vùng tôm -lúa của huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua màu cho nông dân, có hộ phải vận chuyển đến cơ sở thu mua ở tận xã Đại Tâm, Tham Đôn cách khoảng 40km, ông Lê Thành Ai ở ấp Hòa Phuông, xã Hòa Tú 1 cho biết: “Mô hình này bà con áp dụng khá hiệu quả, nhưng cái khó là khâu vận chuyển đi tiêu thụ. Tôi mong tại địa phương có cơ sở thu mua rau màu cho nông dân, để bà con thuận tiện hơn, tránh tình trạng vận chuyển quá xa, hạn chế được chi phí, hao hụt.”
Nếu giải quyết được bài toán đầu ra cho cây màu, thì nhiều nông dân trồng màu trên đất bờ bao ở Mỹ Xuyên sẽ phát triển thêm diện tích, có thu nhập ổn định. Rồi đây cây màu không chỉ phát triển mạnh ở các xã trọng điểm như: Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, mà còn khẳng định vị thế ở các xã vùng tôm - lúa của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân huyện Hoài Nhơn đang chuẩn bị xuống giống vụ Xuân và Ðông Xuân (ÐX) 2015-2016. Ngành chức năng của huyện và bà con nông dân đang tập trung nguồn lực nhằm đảm bảo thắng lợi vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm.

Vụ nuôi tôm năm 2015, mặc dù nắng nóng kéo dài, dịch bệnh xuất hiện rải rác ở đầu vụ, song nhờ thả giống đúng lịch thời vụ và tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT, nuôi tôm thân thiện với môi trường, nên năng suất, sản lượng tôm và các loại thủy sản nuôi ở Tuy Phước tăng khá.

Ông Nguyễn Minh Nhân, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 6, cho biết: Tràn Piano - đập dâng Văn Phong thuộc Hợp phần khu tưới Văn Phong - Dự án hồ chứa nước Định Bình vừa được Bộ NN&PTNT tặng giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ 2.2015.

Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện An Lão, từ đầu năm đến nay, người dân trên địa bàn huyện đã đóng góp 133 ngày công, hiến 1.274m2 đất, 400 gốc mì, 46 cây ăn quả và 1.025 cây lấy gỗ để làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

Ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản cho biết, ông Hitoshi Kato Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật- Việt tại Sakai vừa tặng Bình Định 15 con cá Koi (cá chép Nhật Bản), mỗi con nặng 100 gam để nuôi làm giống.